PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Trăng 14.

Photobucket

Trăng 14 với quầng sáng chung quanh.

Photobucket

Trăng chụp qua những kẽ lá lúc mới mọc.



Hôm nay 14 tháng mười âm lịch, trăng đã khá tròn, hết con trăng này còn hai mùa trăng nữa là Tết, hì hì ngồi đếm ngày tháng mong Tết cứ như trẻ con.

--> Read more..

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Câu chuyện xã hội.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Buổi sáng chủ nhật cuối tuần, như thường lệ tôi thường pha một phin cà phê rồi giở mấy tờ nhật báo thường đọc, lướt qua những tin tức. Sáng nay đập vào mắt ở ngay trang nhất của báo Tuổi Trẻ (Chủ nhật 29/11/2009), là cái tựa "Người Việt chui nhủi giữa rừng nước Pháp", và nơi trang 18, 19 bên trong tờ báo là phóng sự ảnh và một bài viết ngắn của một nhà báo VN đang sống ở Pháp, về những người Việt xa quê hương, đang phải sống như thế. Chắc các bạn cũng đọc và xem những hình ảnh ở báo, nhưng tôi cũng muốn trích đăng lại bài báo và những hình ảnh ấy, và tôi cũng muốn đưa lên như một chuyện thời sự xã hội chứ không phải chính trị.

"Tôi lái ôtô rời thủ đô Paris lúc hừng đông và mất 3 giờ 30 phút vượt đoạn đường 230km để tìm gặp những người Việt di cư lậu đang tìm đường sang Anh. Những ngày cuối tháng 11, nhờ khí hậu vùng biển nên mùa thu ở vùng Calais vẫn còn ấm áp.

Đến làng Téteghem, không xa thành phố cảng Dunkerque, thủ phủ của vùng Calais, tôi tìm thông tin bước đầu ở bà chủ tiệm bánh mì góc phố. "Bà có biết những người Việt di cư lậu đang sống ở đâu không?". Bà chủ tiệm nhanh nhảu: "Có chứ. Hồi sáng tôi còn trông thấy họ cách đây 3km. Thấy họ đang bị lạnh. Tôi có cho họ vài ổ bánh mì. Tôi cũng biết cả những người Việt ở Angres, hơi xa hơn. Toi nghĩ ở đó còn đông hơn. Trông họ tội quá! Sống trong rừng mùa này chắc là cực lắm..." Thế là tôi lên xe trực chỉ Téteghem, rồi sau đó đi Angres.

Trên đường đi, bên trái là cánh đồng củ cải, bên phải là con đường ngập bùn len lỏi giữa những hàng cây lúp xúp. Nhắm theo hướng những túi ni lông, vỏ chai nước vứt lăn lóc bên đường tôi lái xe xuống con đường mòn, đi vào nơi cách đường nhựa khoảng 300m.

Thấp thoáng phía xa mấy bóng người đang ôm mấy bó cây khô làm củi. Trông thấy tôi họ bỏ chạy thật nhanh. Tôi tiếp tục đi ngang qua một cái lều. Bên trong không một bóng người. Hẳn họ cũng không ở xa nơi đây vì còn thấy máy chiếc bàn chải đánh răng trên một bàn gỗ thấp, 16 chiếc cả thảy. Cũng dễ dàng nhìn ra những cái mền gấp trong góc căn lều tạm bợ.

"Có người đến, có người đến!". Tôi nghe loáng thoáng tiếng nười nói bằng tiếng Việt. Tôi cứ theo hướng có tiếng người mà đi. Trước mắt tôi giờ đây là khu vực có nhiều căn lều tạm bợ. Không một bóng người. Nhưng hai nồi cháo gà nghi ngút khói trên hai cái bếp tạm nấu bằng củi.

"Anh chị ơi tôi là người Việt mình nè!", tôi hét lên.

Tiếng bước chân dẫm trên lá khô sột soạt vọng lại. Những bóng người rón rén xuất hiện. Cả nam lẫn nữ. Họ vội lấy tay che mặt khi trông thấy chiếc máy ảnh lủng lẳng trước ngực tôi. Tôi vội trấn an ngay: "Anh chị đừng sợ. Tôi chỉ muốn đến hỏi chuyện. Tôi chỉ chụp ảnh khi nào anh chị đồng ý...".

Cuộc chuyện trò của chúng tôi thường bị ngắt quãng bởi những đợt ho. Thời tiết lạnh của miền bắc nước Pháp, khí trời ẩm ướt cùng điều kiện sống thiếu vệ sinh đã mài mòn sức khỏe họ nhanh chóng. Thật khó tưởng tượng cảnh người ta phải sống trong những điều kiện tồi tệ thế này ở nước Pháp. Tôi từng thấy những cảnh sống như vậy ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng là ở những quốc gia đang bị chiến tranh như Sudan, Iraq hoặc Palestine...".

Bài báo trên là của nhà báo Võ Trung Dung, ông đã làm việc tại Paris và nhiều nước khác trên thế giới từ 20 năm qua. Và dưới đây là hai câu thơ trong một bài thơ của một người Việt đang sống giữa rừng nước Pháp:

...

Muốn quay về nhưng cách trở núi non

Đường xa lắm em ơi xa ngàn dặm

...

Và không chỉ ở Pháp, sang đến thế kỷ 21, vẫn còn những người VN như thế, nhập cư lậu, sống trong sợ hãi ở Anh, Mỹ, Úc, Nga, Tiệp Khắc...

--> Read more..

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Tán nhảm cuối tuần.

Photobucket

Bàn tay của những cụ bà người Chăm đang sửa soạn trầu cau trong một buổi lễ.

Photobucket

Một bà cụ người Chăm ăn trầu đỏ môi.



Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.

Ca dao.



Không hiểu sao hồi này mấy người bạn của tôi như nguyenthuthuy, Graph (hanggraphic), Marguerite (bangtamngt)... lại hay gọi nhau bằng... bà lão và mời nhau... xơi trầu. Thật sự là không thể hiểu được. Những người bạn này tôi đều có được cái hân hạnh gặp mặt, và tôi nói thật đấy chẳng phải... nịnh để kiếm cà phê đâu, các bạn vẫn còn "xuân", và "ưa nhìn" lắm, không tin các bạn cứ thử đi hỏi lão... đèn lồng đỏ, là người chắc hẳn có... mắt nhìn người hơn là tôi (có thể tôi nhìn... chuồn chuồn, châu chấu rành hơn lão này).

Qua nhà các bạn cứ thấy "bà lão ơi chống gậy sang xin bà miếng trầu đây...". Ối trời, các bạn mà là bà lão thì tôi đây phải được gọi bằng... cố chứ chẳng phải chơi. Hay là các bạn muốn "Trở về nguồn", hoặc "Giữ gìn bản sắc dân tộc". À, hôm nọ tôi có nghe loáng thoáng "lão bà" thuthuy tính chuyện gì đó "gái hơn hai trai hơn một" với "bà cụ" Marguerite, hay là "các cụ" nhà mình thèm bế cháu rồi chăng? Hì hì được lắm đấy các... lão bà ơi. Cho nên các cụ bà nhà mình cứ mời trầu nhau mãi.

Trầu cau thì ai cũng biết, từ thời Hùng Vương dựng nước dân ta đã biết đến trầu cau rồi, có cả một câu chuyện cổ tích "Sự tích trầu cau" lâm ly bi thiết. Dân ta ngày xưa nhai trầu có lẽ như tụi trẻ bây giờ nhai kẹo "Sinh gum", bây giờ trên tivi quảng cáo kẹo "Sinh gum" chứ thời vua Hùng nghe đâu trên tivi quảng cáo... trầu cau, chàng trai nhai xong miếng trầu thổi phù một cái, cô gái ngồi kế bên trên xe... bò hay xe ngựa (hồi đó chưa có xe... bít (bus) nhắm tịt mắt... mê mẩn...

Mà cũng chẳng phải chỉ có dân Việt mình mới biết xơi trầu cau, nhiều nước trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương cũng biết xơi trầu cau như ai, người Nam Dương, Mã Lai... người Đài Loan, trong nước mình thì người Sán, người Dao, người Mường, người Chăm... cũng thường ăn trầu. Mà trầu cau không phải là một món để nhai chơi cho đỡ buồn nữa (ngày xưa cả nam lẫn nữ đều ăn trầu), trầu cau đã đi vào trong phong tục của các dân tộc, bây giờ chắc còn ít người ăn trầu, nhưng trầu cau đã được dùng trang trọng trong những buổi cúng dâng lên thần linh, tổ tiên ông bà ngày lễ tết, và trong đám cưới đám hỏi thì dù có đãi nhà hàng năm sao, bánh kem bảy tầng cũng không thể thiếu được lá trầu quả cau. Có những đám cưới chú rể tóc vàng mắt xanh, cũng lễ mễ áo dài khăn đóng mở quả đựng trầu cau, trông cũng hay lắm.

Cho nên "Trầu này trầu quế trầu hồi/ Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình/ Trầu này trầu tính trầu tình/ Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình với ta (Ca dao).

Các "lão bà" cứ tập xơi trầu đi là vừa nhé.

 
--> Read more..

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Mưa.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Gần hết tháng mười một tây, tưởng hết mưa ai ngờ chiều nay đổ một trận mưa khá lớn, có lẽ do ảnh hưởng áp thấp ở ngoài khơi.

Mưa chôn chân nhớ cafe. Chắc là cơn mưa to cuối mùa đây...

--> Read more..

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Bóng đá.

Photobucket



Cuối tuần định xách máy hình... lê bước giang hồ hương đồng cỏ nội chút đỉnh bởi cái chân vẫn còn sưng và đau, nhưng mà thấy câu chuyện bóng đá nội ngoại mang đầy tính thời sự, nên lại ngồi vào bàn phím gõ lóc cóc.

Thứ nhất là chuyện bóng đá nước ngoài, ấy là chuyện "Bàn tay của Chúa" trong trận tranh vé vớt vòng loại World Cup 2010 giữa đội tuyển Pháp và đội Ái Nhĩ Lan (Ireland). Bàn thắng của tiền đạo Henry đội tuyển Pháp này cũng giống như bàn thắng của Maradona của đội Argentine năm nào vào lưới đội tuyển Anh, thậm chí còn "tệ" hơn nhiều, bởi nó xuất hiện vào những giây phút cuối cùng của trận đấu tranh vé vớt, và khi đó 2 đội đang hòa nhau, chuẩn bị đấu tiếp hiệp đấu phụ. Theo phân tích của Lee Dixon, một cựu đồng đội của Henry ở đội Arsenal trên BBC thì tay của Henry đã chạm bóng đến 2 lần, lần đầu là vô tình, nhưng lần thứ nhì là cố ý, là gian lận, cũng giống như Maradona tại World Cup 1968 năm nào.

Maradona là người Argentine, Nam Mỹ, một xứ sở và vùng đất lấy bóng đá làm tôn giáo chứ không phải trò chơi, hoặc kinh tế như ở Châu Âu. Trong lịch sử vùng đất Nam Mỹ này đã từng xảy ra những trận chiến tranh giữa 2 quốc gia vì bóng đá, hoặc có cầu thủ đã bị giết chỉ vì vô tình đá phản vào lưới nhà, và bạo động thường xuyên xảy ra trong những trận bóng đá... Những danh thủ bóng đá Nam Mỹ trong đó có Maradona thường đến với bóng đá từ hè phố, và thường ít học, họ đá bóng giỏi bẩm sinh, kỹ thuật tuyệt hảo, ngẫu hứng tuyệt vời... Họ đá bóng có lẽ bằng trái tim nóng chứ không phải cái đầu lạnh như kiểu Châu Âu, trong bóng đá họ là "thày" của những thủ thuật té ngã kiếm phạt đền, ăn vạ câu giờ khi đang dẫn điểm... hoặc sẵn sàng ăn gian để chiến thắng như kiểu của Maradona.

"Bàn tay của Chúa" năm nào của Maradona cũng ầm ĩ, nhưng không đến nỗi như của Henry vừa rồi, đơn giản là vào những năm đó Internet chưa phát triển, máy quay truyền hình chưa nhiều như bây giờ. Người ta có thể thông cảm phần nào bởi cái chất máu lửa, tinh quái, láu cá, hoặc thậm chí thất học... của Maradona, như vừa rồi đã thể hiện trong vai trò làm HLV đội tuyển Argentine. Nhưng bây giờ hình ảnh và bình luận trong tích tắc đã bay đi khắp năm châu, việc gian lận sờ sờ ra đó, đến 2 lần, có thể trọng tài chính đứng ở góc bị che khuất tầm nhìn, nhưng còn giám biên... những điều đó khiến người ta có cảm tưởng "họ" cố tình loại đội tuyển Ái Nhĩ Lan...

Và thêm điều này Henry là người Pháp, người của xứ sở Ba chàng ngự lâm pháo thủ, của những hiệp sỹ... Có lẽ dân Châu Âu nói chung ghét nhất là sự gian lận, nhất là sự gian lận lại sờ sờ ngay ra đó. Cantona, một danh thủ bóng đá Pháp phát biểu với báo chí, nếu là cầu thủ Ái Nhĩ Lan trong trận đấu ấy chắn chắn ông sẽ đánh Henry, chưa hẳn là hành động chơi bóng bằng tay đáng xấu hổ, mà hành động ngay sau tiếng còi dừng trận đấu của trọng tài, Henry đã đi đến an ủi một cầu thủ Ái Nhĩ Lan... Các giáo viên ở Pháp cũng đồng loạt lên tiếng tẩy chay Henry và cho rằng anh ta là một tấm gương xấu cho học sinh và sinh viên Pháp, rất nhiều người hâm mộ lên tiếng Henry và cả đội tuyển Pháp  không xứng đáng được thi đấu ở World Cup 2010 này. Sự việc còn đi xa hơn, chính phủ Ái Nhĩ Lan chính thức viết đơn đề nghị cho đấu lại.

Fifa đã từ chối tổ chức trận đấu lại, bởi bàn thắng đã được công nhận, trận đấu đã khép lại, cho dù trọng tài đã sai mười mươi, có thể sau này trọng tài sẽ bị kỷ luật (chắc chắn như thế). Luật lệ đã quy định, và để giữ vững kỷ cương, không tạo ra những tiền lệ xấu, họ vẫn giữ nghiêm luật pháp. Luật lệ là trên hết, Châu Âu, Châu Mỹ, những nước phát triển... là chính nhờ điều này. Luật pháp phải được thượng tôn, chẳng ai trách Fifa, kể cả người dân Ái Nhĩ Lan.

Có lẽ người dân Ái Nhĩ Lan được an ủi phần nào khi chính Tổng thống Pháp Nocolas Sarkozy đã lên tiếng xin lỗi Thủ Tướng Ireland sau chiến thắng không đẹp của đội tuyển Pháp...

Còn chuyện bóng đá nội, phải nói chán hơn cơm nếp nát, nhưng vẫn cứ phải nói, đấy là chuyện VFF (Liên đoàn bóng đá VN), đưa ra cái quy định kỳ quái ở mùa bóng 2010, là hạn chế cầu thủ đã nhập quốc tịch VN ra sân thi đấu, mỗi đội chỉ được phép đưa ra sân 1 cầu thủ nhập tịch, bất chấp những phản ứng của xã hội, của đội bóng, của cầu thủ nhập tịch, và bất chấp hiến pháp và luật pháp của đất nước. VFF thản nhiên coi những công dân VN nhập tịch này là... công dân hạng hai, và cần phải đối xử không công bằng với họ như thế.

Thật là kỳ lạ khi có những người (hoặc tổ chức xã hội) tự cho mình cái quyền đứng trên luật pháp như thế. Muốn hạn chế cầu thủ gốc nước ngoài để bảo vệ cái "bản sắc dân tộc" của bóng đá VN ư? Sao không hạn chế ngay ở "đầu vào", tức là hạn chế việc nhập tịch. Thử nhìn một đội bóng rất mạnh của Châu Á như đội Nhật Bản, vẫn có cầu thủ gốc Brasil, có sao đâu, những đội bóng rất mạnh như Anh, Pháp chẳng hạn, cầu thủ da màu gốc Phi rất nhiều... Một khi đã mang quốc tịch nước nào, đương nhiên người ấy sẽ được luật pháp của nước ấy bảo vệ... Muốn hòa nhập với thế giới, mà vẫn còn những người có quyền xử sự như anh nông dân sau lũy tre làng...

Thể thao vẫn được cho là gắn liền tinh thần thượng võ. Biết nói sao...?

--> Read more..

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Khổng Khâu.

Photobucket



Khổng Khâu tự là Trọng Ni, được người đời gọi là Khổng Tử (ông thày họ Khổng) sinh tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa, năm 551 trước Tây lịch, mất năm 479.

Từ bé Khổng Khâu đã nổi tiếng thông minh, ham học, tính tình ôn hòa làm việc gì cũng xem xét cẩn thận, luôn được mọi người chung quanh yêu mến.

Tương truyền rằng Khổng Tử có đến 3.000 học trò, là người đã viết Tứ Thư, Ngũ Kinh, và lập nên nền Nho học thống trị mấy ngàn năm các vương triều Trung Hoa và các nuớc lân bang.

Một hôm Khổng Tử nói với Tử Cống: "Thiên hà ngôn tai. Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai" (Trời có nói gì đâu. Bốn mùa thay đổi, trăm loài sinh sôi. Trời có nói gì đâu).


 

--> Read more..

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Không gian cồng chiêng.

Photobucket

Hình chụp trong một buổi "Lễ hội cà phê" ở công viên Tao Đàn

cách nay mấy năm.



Hôm nọ cô bạn nhỏ phonuicao biết tôi khi xưa có ở Pleiku nên nhắn sắp có liên hoan cồng chiêng ở phố núi Pleiku, là quê hương của cô, hỏi tôi có đi xem không? Hôm nay liên hoan cồng chiêng này đã chấm dứt (từ ngày 12 đến 15 tháng 11 năm 2009), tổng kết lại thì nhà tổ chức hài lòng vì đã thu hút được những đoàn cồng chiêng của những nước bạn trong khu vực đến dự, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, những nhà nghiên cứu, hoạt động về âm nhạc, khoa học... Nhưng qua một vài bài báo thì những nhà chuyên môn đều lắc đầu, khi được hỏi về cảm tưởng của những ngày văn hóa cồng chiêng ấy.

Tôi có được cái may mắn là thời còn trẻ trước năm 75. đã có những thời gian ở Tây nguyên, có khi hàng tháng trời sống trong những ngôi làng Thượng giữa núi rừng, đã cảm và mê nền "văn hóa rừng" đặc sắc của họ, trong đó có tiếng cồng chiêng nói riêng, và những nhạc cụ khác của họ như trống, sáo, những bộ gõ bằng tre nứa...

Sống với họ tôi mới biết những người thiểu số Tây nguyên có một năng khiếu cảm thụ âm nhạc bẩm sinh, họ được sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, giữa mênh mông cỏ cây và đồi núi, sông nước... Mới lọt lòng họ đã được nghe tiếng suối reo róc rách, tiếng ầm ào thác đổ, tiếng gió thì thầm qua những rừng cây, tiếng chim chóc, muông thú trong rừng, nhịp chày giã gạo, tiếng hát ru sử thi buồn vời vợi của những bà mẹ, tiếng sáo diều man mác buổi chiều tà, tiếng lốc cốc của mõ trâu (một loại lục lạc đeo ở cổ trâu bò bằng tre nứa), và dĩ nhiên tiếng cồng chiêng trong những lễ hội bản làng, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lúc nhà có người thân qua đời...

Các nhạc cụ khác của người Thượng Tây nguyên như sáo, những bộ gõ, khèn... đa số làm bằng tre nứa bởi đây là nguyên liệu dễ kiếm ở núi rừng. Tôi đã có những buổi chiều ngồi cùng với họ nơi ngưỡng cửa nhà sàn, trời chiều se lạnh, khói lam từ những bếp lửa của những ngôi nhà sàn ven đồi lãng đãng hòa cùng sương chiều, và nghe họ hát những bài hát bằng tiếng Bana, Sê Đăng, Mơ Nông Ê Đê... Những bài hát thường có âm điệu chậm và buồn, kể lể... hòa cùng giọng hát của họ (có khi là già làng, một chàng trai, cô gái trẻ, hay một bà mẹ già), là những âm thanh nhạc cụ của họ... Họ có loại sáo nhỏ réo rắt, nhưng cũng có loại sáo to âm trầm hào hùng, những nhạc cụ gõ (kiểu như đàn T'rưng), hoặc những ống bằng tre nứa dài ngắn khác nhau, khi họ vỗ tay trước những ống tre nứa ấy tạo nên những âm thanh bập bùng khó tả...

Giọng hát của họ, phản ánh chính đời sống nơi núi rừng bao la, và những nhạc cụ luôn làm tôi liên tưởng đến tiếng gió, tiếng suối, tiếng thác đổ, tiếng chim xao xác... Nhưng cái hồn của người dân tộc thiểu số Tây nguyên chính là ở cồng chiêng, một nhạc cụ nhưng không phải là để giải trí hay biểu diễn trên sân khấu, trước đám đông. Đa số nơi các dân tộc Tây nguyên, cồng chiêng chỉ dành cho cánh đàn ông sử dụng, đàn bà, trẻ con không được đụng tới. Cồng chiêng chỉ được mang ra sử dụng trong những dịp lễ của họ như đã nói ở trên. Xưa trong làng Thượng tôi đã được tham dự cùng với họ những buổi lễ như thế, khi tiếng cồng chiêng vang lên, vang vọng giũa núi rừng,  nơi bản làng, hình như tất cả mọi người đều trở thành khác, họ không còn là họ trong cuộc sống thường ngày, họ như những người lên đồng. Tiếng cồng chiêng là nhịp cầu để tâm hồn họ kết nối với trời đất, với thần linh, với tổ tiên, với núi rừng, với muông thú...

Tôi đã được xem một buổi lễ thày Mo cầu cho người mới chết, trong khi trên nhà sàn thày Mo ê a làm lễ cầu cho linh hồn người chết đừng quay trở lại phá con cháu, bản làng, thì những chàng trai lặng lẽ đi thành một vòng tròn quanh ngôi nhà sàn đánh lên những tiếng chiêng chậm rãi, buồn rầu, nghe những chiêng này những người anh em bà con ở bản làng quanh đó biết ngay làng bên có người đã khuất...

Cách nay ít lâu, khi văn hóa cồng chiêng Việt Nam được mang đi cho Unesco xét duyệt là di sản văn hóa, có người lãnh đạo đã hồ hởi đề nghị mang cồng chiêng vào giàn nhạc giao hưởng Tây phương, tôi nhớ lúc ấy GS Trần Văn Khê có nói đại ý "Nếu muốn thử nghiệm thì cứ thử nghiệm, nhưng nơi chốn của cồng chiêng là ở núi rừng, giữa bản làng, chứ không phải là ở giàn nhạc thính phòng...".

Hôm nay cồng chiêng được mang lên sân khấu biểu diễn, cũng những người dân tộc thiểu số, với trang phục truyền thống của họ, nhưng trong thành phố, trước quan khách, trước micro và ampli, giữa những ánh đèn màu chớp tắt... cồng chiêng đã mất đi cái hồn của nó, tiếng cồng chiêng không còn là cầu nối giữa con người và thần linh... Chỉ còn là một buổi trình diễn tạp kỹ không hơn không kém...

--> Read more..

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Lão Đam.

Photobucket

 

Lão Đam tức Lão Tử, còn được gọi là Thái Thượng Lão Quân, sách Sử Ký Tư Mã Thiên trong "Thân Hàn liệt truyện" chép: "Lão Tử người xóm Khúc Nhân, làng Lệ Hương, huyện Khổ, nước Sở, ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy hiệu là Đam...", là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, sáng lập ra trường phái Đạo Gia (Đạo Lão). Ông làm một chức quan giữ sách cho nhà Chu, học rộng biết nhiều, tương truyền trước khi về ở ẩn ông soạn một cuốn sách khoảng năm ngàn chữ bàn về Đạo và Đức (Đạo Đức kinh), còn truyền cho đến ngày nay...

Cũng có sách nói ông sống cùng thời với Khổng Tử nhưng lớn tuổi hơn, một hôm Khổng Tử nghe tiếng tìm đến thăm, Lão Tử cỡi trâu ra tận đầu làng đón, hai người đàm đạo với nhau suốt ba ngày, khi chia tay Lão Tử nói với Khổng Tử: "Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời nói này: Người buôn giỏi thì giấu kỹ vật quý, xem ngoài như không có gì, người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái lòng hăm hở, cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không ích gì cho ông đâu...".

Sách chép Lão Tử sau khi bỏ quan về ở ẩn ngao du sơn thủy, không màng chuyện thế sự, ông thọ 160 tuổi, cũng có sách cho là ngoài 200 tuổi.

Sao không theo chân Lão Đam này nhỉ?

--> Read more..

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Đến Thượng đế cũng phải mỉm cười.



Ấy là tôi chỉ muốn nhái lại tên một bộ phim hài của Mỹ được chiếu cách nay vài năm, mà tôi rất thích, và chắc các bạn cũng đã xem, câu chuyện kể về một bộ tộc người thiếu số sống giữa rừng sâu, một hôm có một cái máy bay bay ngang và làm rơi xuống một cái chai, lần đầu tiên tộc người này được tiếp xúc với một vật... văn minh như thế, họ cho là cái chai đến từ... nhà trời, họ rất thích thú và cái chai ban đầu cũng giúp ích họ đôi chút, nhưng cũng từ đó mà những rắc rối xảy đến... Cuối cùng chịu không nổi, bộ tộc phải cử người xách cái chai đi trả lại cho... trời. Chuyện phim là như thế, nhưng câu chuyện dưới đây là chuyện tiếu lâm (không phải... thiếu lâm) về... cha đạo, không liên quan gì đến bộ phim hài trên, mà tôi đã được nghe kể khá lâu, đầu tuần kể lại chơi với bạn bè. Câu chuyện như thế này...

Ở một tỉnh nhỏ nọ có một cha đạo cai quản giáo xứ của tỉnh đã lâu, cha khoảng cỡ trung niên, không còn trẻ nữa, nhưng cũng chưa phải là đã già. Cuộc sống tỉnh nhỏ êm ả trôi qua, giáo dân hiền lành, dễ bảo... nhà thờ và nhà xứ không to lớn lắm, nhưng đẹp đẽ dễ coi, và từ ngày nhậm chức cha xứ đến giờ thì cha hài lòng, có điều chỉ có mình cha trông coi hằng xứ nên khá bận rộn, đã lâu lắm cha chưa có dịp đi đâu xa... Một hôm cha nhận được thư mời của giáo xứ tỉnh lân cận, mời dự lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới xây của tỉnh bạn, một dịp tốt để mình xả hơi vài ngày đây, cha nhủ thầm và thông báo với hằng xứ. Thế là cuối tuần hôm ấy sau khóa lễ sớm, cha xách túi hành lý ra ga xe lửa lên đường, sở dĩ cha chọn đi bằng xe lửa bởi hai tỉnh cách nhau không xa lắm, chỉ khoảng nửa ngày đường, vả lại đi bằng xe lửa thoải mái hơn xe khách, lại qua đồi núi sông suối rừng cây, tha hồ ngắm cảnh...

Xe lửa chuyển bánh và cha đang ở trong toa hạng nhất, đây chưa phải là toa doanh nhân đắt tiền nhất, nhưng nhà xứ lo cho cha đi như thế này cũng đã là sang trọng lắm, toa nhỏ ấm cúng có 2 băng ghế 4 chỗ ngồi đối mặt nhau, ở giữa là một cái bàn nhỏ, ghế nệm bọc da êm ái, khi lên thì toa chỉ có mỗi mình cha, như thế càng yên tĩnh... Cha say sưa ngắm cảnh lùi dần sau cánh cửa kính của toa tàu, hết cảnh đồng ruộng đang mùa lúa chín vàng, lại đến cảnh đồi núi sông nước, thiên nhiên đất nước đẹp thật, thế mà bấy lâu nay ta cứ chúi mũi vào công việc... Ngắm cảnh chán cha lại dở quyển kinh thánh, vật bất ly thân ra đọc, tuy gần như cha đã thuộc lòng quyển kinh... xe lửa cứ dập dình chạy... vì phải dậy khá sớm để chuẩn bị nên sau một lúc đọc kinh thánh cha cảm thấy buồn ngủ, trong toa không có ai khác nên cha gấp quyển kinh và thả hồn mơ màng theo nhịp lăn của bánh xe...

Cho đến lúc xe lửa ghé qua một ga xép và tiếp tục chuyển bánh, người xoát vé đẩy cửa toa bước vào, theo sau là một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp, không những xinh đẹp thiếu nữ ăn mặc rất mốt, váy ngắn, cổ hở... Vé tàu của cô gái lại kế bên chỗ ngồi của cha, và cô gái được xếp ngồi cạnh... người soát vé đi khỏi, cô gái quay sang mỉm cười và gật đầu chào cha, có lẽ là bởi bộ quần áo cha đạo mà cha mặc trên người, thoáng chút bối rối, nhưng cha cũng mỉm cười gật đầu chào lại, và cha cảm thấy yên tâm khi nhìn thấy cây thánh giá bằng bạc khá lớn trên cổ của cô gái.... Xe lửa vẫn bình thản chạy. Cô gái lôi trong túi xách của mình một quyển tạp chí thời trang mà cha vẫn thấy các thiếu nữ giáo dân của mình vẫn đọc, chăm chú xem, còn cha thì tỉnh hẳn ngủ, có lẽ cũng vì sự hiện diện của một người khác trong toa, chẳng lẽ cha đạo mà lại đi ngủ gà ngủ gật..., và cha tiếp tục đọc quyển kinh thánh của mình.

Thời gian cứ trôi qua, ai cũng chăm chú vào quyển sách của mình, cho đến khi tiếng loa phóng thanh trong toa thông báo xe lửa sắp sửa chui qua một đoạn đường hầm khá dài trước khi đến ga kế tiếp nơi tỉnh bạn mà cha sẽ xuống, loa báo nếu cần thì hành khách bật đèn ở cái công tắc nhỏ góc toa, cha muốn bật đèn nhưng khổ nỗi cô gái đã ngồi phía ngoài chắn mất lối, và chưa kịp nói với cô gái thì xe lửa đã chui vào đường hầm... trong toa dần chìm vào bóng tối đen như mực, xe vẫn chạy đều cho đến một khúc quanh khá gắt trong hầm, theo quán tính thì người ngồi trên tàu nghiêng người theo khúc quanh, và cha đã nghiêng về phía cô gái, bàn tay của cha cũng chống xuống để giữ thăng bằng... Khi xe lửa đã vượt qua khúc quanh lấy lại thăng bằng cha mới biết bàn tay của mình không phải chống trên lớp nệm êm ái của băng ghế, mà là đang ở trên đùi của cô gái... Thề có Chúa, điều này hoàn toàn ngẫu nhiên... cha nhủ thầm ngay như thế! Nhưng mà không biết tại sao sau lúc ấy cha lại không rút ngay tay về, mà vẫn giữ nguyên như cũ, ông thánh trong cha thì mách bảo cha rụt tay lại, nhưng mà con quỷ (hẳn là như thế) thì lại ngăn cản... Có thể 5 giây, 10 giây, hay một phút nữa đã trôi qua, tiếng loa phóng thanh thông báo xe lửa sắp qua hết đường hầm, cha choàng tỉnh ngồi lại ngay ngắn...

Ánh sáng lại tràn ngập trong toa, cha khá bối rối liếc sang phía bên cô gái, nhưng cũng may cô gái vẫn bình tĩnh như không có việc gì xảy ra, vẫn là sự yên lặng... Loa phóng thanh lại thông báo sắp đến ga của tỉnh bạn nơi cha sẽ xuống, cha thở phào và với tay lấy túi hành lý để sửa soạn xuống tàu, khi tàu sắp dừng thì cha khẽ quay sang gật đầu chào cô gái, cô gái cũng gật đầu chào lại và cất lời: "Chắc cha hay đọc thánh kinh?", "Dĩ nhiên, đây là quyển sách ta thường xuyên đọc", "Thế cha có nhớ nơi trang năm trăm ba mươi bảy, dòng thứ mười từ dưới lên có câu nói gì của Chúa?", một câu hỏi hoàn toàn bất ngờ đối với cha, quả là kinh thánh thì cha thuộc làu làu, nhưng làm sao cha có thể nhớ nơi trang bao nhiêu, dòng thứ bao nhiêu Chúa nói gì chứ. "Thú thật là ta không nhớ, để ta sẽ xem lại vậy"...

Xuống sân ga, việc đầu tiên của cha là mở quyển kinh thánh, giở trang năm trăm ba mươi bảy tìm dòng thứ mười đếm từ dưới lên, sách viết như thế này: "Hãy gắng lên, chỉ còn một gang nữa là con đã đến thiên đàng...".

 

 

--> Read more..

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Bão, lũ, lụt... và con người.

Photobucket




Cái giải đất nghèo miền Trung của chúng ta hồi này hứng chịu đủ mọi thứ tai họa, năm ngoái, năm kia chưa xong, năm nay bão lũ lại đến, càng ngày càng khó đoán (hay tại cái ngành dự báo thời tiết của ta dở), và hậu quả thì khôn lường... Bão phát xuất từ biển khơi, Philippine là cái xứ sở hứng chịu đầu tiên, thiệt hại dĩ nhiên là nhiều, nhưng số người chết vì bão, lũ... lại ít hơn nhiều lần ở ta, là nơi cuối của những cơn bão...

Bão đến với sức gió cấp mười, cấp mười mấy, đương nhiên là gây thiệt hại, nhưng bão đi khỏi lại là lũ, lụt... ập đến lại gây tác hại bội phần. Kontum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... là những nơi ngày xưa tôi đã sống, những năm chịu chiến tranh ác liệt mà cũng không đến nỗi tang thương quá như bây giờ. Những năm tôi ở cũng có bão chứ, nhưng chỉ bay vài căn nhà ọp ẹp ven biển hay gió quật ngã mấy cây dừa, đâu thấy ghê gớm quá, chẳng lẽ trời đất bây giờ khác trước rồi chăng? Đọc báo thấy một xóm nhỏ ven sông của huyện Đồng Xuân Phú Yên bị xóa sổ, có đến 18 người chết trong lũ, sau khi bão ập đến (trong đó có 5 em nhỏ) mà đau lòng, đây là một huyện miền núi của Tuy Hòa, nơi năm 72 tôi đã ở hàng tháng trời. Hồi đó chiến tranh khốc liệt, cũng đâu đến nỗi...

Thiên nhiên hiền hòa nếu con người đối xử phải lẽ, bão đi, lũ đến, nước lũ kéo về từ thượng nguồn cơ man cây rừng đã được đẽo gọt cẩn thận... Rừng có nhiệm vụ giữ nước, là lá phổi để điều hòa khí hậu, thì bây giờ bị đốn hạ không thương tiếc, chính thức, bán chính thức, và lậu... Ngày trước trong chiến tranh tụi Mỹ phá rừng bằng thuốc khai quang, nhưng thỉnh thoảng ngồi trên trực thăng nhìn xuống, hay phải di chuyển bằng xe trên những quốc lộ thì rừng còn nhiều lắm, trên cao nhìn cả một màu xanh bạt ngàn, trên quốc lộ có rất nhiều đoạn phải chui qua rừng, rừng che chở cho con người... bây giờ đi suốt từ Sài gòn lên Kontum bằng đường bộ, 2 bên đường chỉ thấy nhà là nhà, hoặc những khu đồi trọc, xơ xác...

Người ta định cư những người Thượng quen sống du canh du cư trong những ngôi nhà gạch cấp bốn ở Bình Long, Phước Long, Buôn Mê Thuột... với lý do là họ phá rừng. Thật khôi hài, có những năm tháng sống với họ mới biết, những người thiểu số này không bao giờ phá rừng, vì bao nhiêu đời nay rừng là nguồn sống, là lẽ sống của họ... Họ chỉ tìm những gì tối thiểu ở rừng cho việc mưu sinh, khi dời khỏi một góc rừng sau vài năm khai phá, đất đã bạc màu họ lại bỏ đi, vài năm sau nơi cũ đã lại xanh um cây cối, họ không bao giờ tham lam, không bao giờ có ý định sắm... máy bay từ rừng, như bây giờ...

Và mới đây báo chí đã cho chúng ta biết, một nguyên nhân quan trọng trong tác hại lũ, lụt sau khi bão đến, chính là những công trình thủy điện. Sau Quảng Nam lãnh đủ vì xả lũ thủy điện A Vương, đến Phú Yên gặp họa vì thủy điện sông Ba... Nhìn bản đồ công trình thủy điện trên sông Ba mới thấy, chỉ khoảng chừng một, hai trăm cây số đường sông mà thượng nguồn con sông Ba đã phải "cõng" đến 5 công trình thủy điện, kiểu thủy điện bậc thang giống như ruộng bậc thang. Một công trình thủy điện phải phá biết bao nhiêu rừng để làm lòng hồ chứa nước, biết bao nhiêu người dân tộc thiểu số mất chỗ ở xưa nay để vào những nơi định cư, và chúng ta sẽ mất đi cả một nền "văn hóa rừng" đặc sắc...

Người ta cũng đang kêu gọi xem lại hệ thống thủy điện trên sông Đà, chỉ một đoạn thượng nguồn sông Đà đã có 3 nhà máy thủy điện cỡ lớn hình thành, đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình (đã hoàn thành), Sơn La (đang xây), và Lai Châu (sắp xây)... Và mới đây báo chí cũng đưa tin, bên Mỹ người ta đang lên kế hoạch phá bỏ nhà máy thủy điện, vì "lợi bất cập hại"...

Ở xứ ta, tất cả những nhà máy thủy điện khi làm dự án đều "ca ngợi" là sẽ điều tiết được lũ... Vậy mà...

--> Read more..

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Xích lô và xe thổ mộ.

Photobucket

Photobucket




Bây giờ ở ngoài đường chẳng còn mấy xe xích lô nữa, còn xe thổ mộ mà tục gọi là xe ngựa bởi do một con ngựa kéo, lại càng không thể tìm ra, cho dù có về những vùng quê, hay vùng ven, như vùng Hóc Môn, Bà Điểm, mười tám thôn vườn trầu (xưa kia xe thổ mộ ở vùng này nhiều lắm, sáng sớm xe chở những gánh hàng hoa, rau cỏ từ vùng ven này vào thành phố, bây giờ đô thị hóa rồi, có chăng còn ngựa đua thôi).

Trước kia còn nhỏ, nhà tôi ở vùng quận 11 trường đua Phú Thọ, cũng được kể là ngoại ô, xe xích lô và xe thổ mộ rất nhiều, đi đâu với người lớn hay được ngồi xích lô, xích lô đạp chứ không phải xích lô máy chạy bạt mạng phát sợ, còn xe thổ mộ thì chỉ được ngắm nhìn chạy lóc cóc trên đường. Xe thổ mộ, hay nôm na là xe ngựa trông hay hơn xích lô, chiếc xe có cái mui lùm lùm (trông như nấm mộ đất nên dân gian gọi ngay là thổ mộ), có người đánh xe cầm cái roi quất cho ngựa chạy nhanh chậm, gọi là xà ích, trong thùng xe là chỗ cho khách ngồi có trải cái chiếu cũ, ngồi bẹp như ngồi trên phản gỗ, thường là mấy bà già buôn thúng bán bưng vai có cái khăn rằn, miệng nhai trầu bỏm bẻm đỏ lòm... Mấy cái gánh rau, gánh hàng hoa thì được treo ở hai bên hông xe, tiện lợi ra phết...

Thời gian trôi đi, mọi việc thay đổi, xe gắn máy ngập tràn, bây giờ là đến xe hơi, chẳng còn mấy ai muốn ngồi xe xích lô đi lại nữa, bởi nó chậm quá, và người ta cũng đã cấm nó trên nhiều con đường, chắc bởi xích lô trông không sang trọng bằng xe Lếch Xợt... thi thoảng thấy một ông lão tóc đã bạc lầm lũi đạp chiếc xích lô đã cũ trong mưa nắng, hay một hai đội xe xích lô của một khách sạn nào đó chuyên phục vụ mấy ông tây bà đầm trong khu vực trung tâm thành phố...

Còn xe thổ mộ, hay xe ngựa, coi như đã... tuyệt chủng, giờ chỉ còn một vài chiếc trưng bày chơi trong khu du lịch, để những người có tuổi nhớ lại quá khứ, hay khách du lịch phương xa thấy lạ mà chụp hình...

Cái gì rồi cũng qua...

--> Read more..

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Chuyện cúng kiến...

Photobucket

 

Cái tựa này là chôm ở entry mới đây bên nhà Comieng về, cô này tục gọi là cô Mây, người xứ Tiền (Tiền giang, không phải tiền... bạc)), vùng miền Tây (Nam bộ), cô này viết entry vậy, nhưng cũng chẳng làm nghề... cúng kiến gì hết, hiện giờ đang ở trời Tây (nhưng tận bên Phớ lang sa), nghe đâu đang học hành gì đó đã gần mười năm nay, chưa thấy hứa hẹn hồi gia về nước, kiếm chút ch... (cái này ý tớ muốn nói về nước, đem cái sở học mênh mông giúp dân giúp làng, kiếm chút... cháo, hì hì).

Chuyện cúng kiến thì tớ cũng có chút ít kinh nghiệm bản thân. Số là cách nay gần hai mươi năm, khi gia đình ông bà nhạc của tớ đi Mỹ (gọi nôm na là bên cha mẹ vợ), đã để lại cho gia đình tớ một cái gia sản... thờ cúng khá hoành tráng. Ngoài một cái bàn thờ ông bà tổ tiên là chính, còn có bàn thờ Phật Quan Âm, bàn thờ Cửu huyền Thất tổ, dưới thấp có bàn thờ Ông Địa, Thổ thần, ở bếp có bàn thờ Ông Táo, ngoài trời có bàn Thiên (bàn Thiên là thờ ông Thiên quan, một "quan chức" nhỏ của nhà trời, tựa như ông Địa, Táo quân, chứ không phải thờ Trời như nhiều người lầm tưởng). Và một lô những ngày giỗ...

Nội tướng của tớ cũng thừa hưởng được cái "tinh thần cúng kiến" của gia đình để lại, nên rất nhớ và rất chăm chỉ làm giỗ, cúng... tưởng nhớ những người thân, thờ kính thánh thần. Rằm, mùng một ăn chay, đi chùa, mua trái cây về thắp nhang. Tiên thánh hạ phàm, nên quanh năm tớ được hưởng lộc mọi thứ hoa quả sau khi được hạ từ các bàn thờ, kể cũng sướng... Cách nay mấy năm, lúc cu cậu con trai thi vào đại học, tớ được tháp tùng làm một chuyến Sài gòn - Lục tỉnh, xuống Châu Đốc ghé Bà Chúa Xứ, tạt qua Cà mau đến cha Diệp, trên đường về đáo qua chùa... Miên Sóc Trăng... mục đích là để cầu cho cu cậu con trai thi đỗ đại học. Ấy là đi cầu nơi xứ... người, còn trong... nội địa Sài gòn thì chỗ nào nghe chị em nói linh thiêng là đều có mặt (dĩ nhiên nhiệm vụ của tớ là lai đi bằng xe máy), đền Đức Thánh Trần (đương nhiên, vì cu cậu đã được khoán cho Thánh từ nhỏ), nhà thờ Đức Bà, đền Đức mẹ dòng Chúa cứu thế, những nơi cầu nguyện có tượng Đức mẹ ở khu xóm Ngã ba ông Tạ, và kể cả những chùa Bà Thiên hậu, chùa ông Bổn của người Hoa Chợ Lớn...

Có được mỗi cu cậu mà tính tình lại... ham chơi giống tớ mới chết, thi cử thấy phập phù quá. Cho nên mới phải cầu viện "ngoại bang" quá như thế. Kết quả đúng như ông bà đã nói "Có kiêng có lành, có cầu có được", cu cậu thi vào 3 trường, 2 đại học, 1 cao đẳng, ông bà, thánh thần phù trợ thế nào mà đậu cả 3 trường... Thế là sau đó tớ được tháp tùng một chuyến nữa đi khắp các nơi lễ tạ. Cũng chẳng phải cúng kiến heo quay linh đình gì, mỗi nơi đến dâng bó hoa Huệ hay Lay ơn, một ít tiền nhang đèn... về nhà đến mấy tờ báo xem những ai đang gặp khó khăn đến gởi chút ít của ít lòng nhiều... chuyện cúng kiến của gia đình tớ là như thế, và sau chuyện này thì trong nhà có thêm bức tranh thêu Đức mẹ bế Chúa Jesus trên tường (do nội tướng thêu), trên kệ có cây thánh giá thỉnh ở Đức mẹ Tà Pao, tấm ảnh cha Diệp thỉnh ở mộ của ngài dưới Cà Mau...

Chiều hôm qua đến nay có tí chuyện phải ngồi nhà, không biết làm gì bèn giở một quyển sách của Thành hội Phật giáo TP HCM ra đọc, quyển sách nói về việc giảng kinh Địa Tạng. Chao ôi, đọc thấy kinh hãi. Tớ chép nguyên văn "ở phương Đông châu Diêm Phù Đề có một ngọn núi tên là Thiết Vi (vách thành rào bằng sắt). Núi ấy tối thẩm (chắc là thẫm), không mặt trời mặt trăng (sao thấy được hè?). Tại đó có một địa ngục lớn tên là Cực Vô Gián (cực hình không lúc nào dừng), lại có địa ngục Đại A Tỳ (không ra khỏi), lại có địa ngục tên là Tứ Giác (bốn góc), lại có địa ngục tên là Phi Đao (dao bay), lại có địa ngục tên là Hỏa Tiễn (tên lửa), hehe hiện đại, lại có địa ngục tên là Giáp Sơn (núi ép), lại có địa ngục tên là Thông Thương (giáo nhọn đâm suốt), lại có địa ngục tên là Thiết Xa (xe sắt), hehe lại một thứ hiện đại khác, giống như thiết giáp xa, xe tăng thời nay... tớ chỉ kể ra đây một số, vì kể hết đến cả mấy trang giấy, nhiều lắm... Ở địa ngục lại có kèm theo đủ mọi thứ, quỷ sứ 3 đầu 6 tay 12 con mắt... cầm đinh ba, bờ cào đi tới đi lui, chó ngao sắt xé xác, moi ruột gan, cắt lưỡi... mấy đứa... cà chớn nơi thế gian... và tội nữa, cái này mới ghê... cái gì cũng là tội, chẳng cớ hình sự mới là tội, vào chùa lỡ chôm cái oản, hay bứt đóa hoa cũng xuống dưới đó bị chặt tay, báng bổ thần thánh một câu xuống đó sẽ bị chặt lưỡi, lỡ dòm ảnh... nuy sẽ bị chó ngao, chó sói móc mắt, moi hết ruột gan, uống rượu nhậu đặc sản thịt chó hay dế cơm cũng là tội, sẽ bị treo lên cây cho quạ lóc thịt trả thù... Đọc xong mà toát hết cả mồ hôi mẹ lẫn mồ hôi con, vì thú thật, tất cả mọi tội ghi trong đó, đa phần là tớ đều có, hichic...

Tiếp theo của quyển sách là làm thế nào để thoát khỏi những địa ngục đó, đại khái là không làm ra tội thì sẽ không bị trừng phạt, và nhất là cần phải cúng kiến, cúng dường cho thật nhiều... sách kể ở bên Ấn Độ, mấy xứ nho nhỏ gì đó, mà cả bên xứ lớn như xứ Cờ Hoa nữa... có những chuyện con cái của người đã khuất được báo mộng, dắt đi đến những chốn địa ngục đó, tận mắt nhìn thấy cảnh bao nhiêu người lúc sống phạm tội bị đày đọa, bèn hỏi ma vương quỷ sứ người thân mình hiện ở đâu, sau khi tra cứu sổ sách, vào còm piu tơ lên mạng tìm kiếm đàng hoàng, được quỷ sứ báo cho biết hiện người thân đang thọ nạn tại ngục A Tỳ, khổ sở khôn lường, lại hỏi làm thế nào cứu được, quỷ sứ đáp về nhà phải làm điều phúc đức, cúng dường tam bảo... Tỉnh dậy y lời người ấy bán bớt đồ đạc, cửa nhà, làm phúc khắp nơi, vào chùa cúng dường, đúc tượng, thỉnh kinh... Một thời gian sau lại nằm mộng đến chốn địa ngục, gặp quỷ sứ bèn hỏi người thân giờ ra sao? Lại tra cứu sổ sách, còm piu tơ xong, quỷ sứ đáp, nhờ phúc đức của người thân trong thời gian qua, người nhà đã được giải thoát khỏi địa ngục lên trời ba ngày nay rồi... Hiệu quả thấy rõ...

Thôi chuyện này ai tin cứ tin, vì đó là tôn giáo, khó nói đúng sai, riêng tớ, chỉ nghĩ, cúng kiến là tinh thần, không phải hình thức, một cách để nhớ ơn thần thánh, tổ tiên, tưởng nhớ người thân... chỉ nên làm vừa phải, xã hội còn nhiều người khổ, cảnh khổ, thiên tai, nếu có dư dả hãy giúp đúng nơi đúng chỗ, có lẽ sẽ hay hơn... Không biết như vậy có phải?

 

--> Read more..

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Tháng 11 và tôi...

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Tháng 11, coi vậy mà sắp hết một năm, chẳng mấy chốc mà Noel, rồi tết Tây, tết Ta...

Vẫn là tôi với những gì quen thuộc...

--> Read more..

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Con đường...

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Trong entry Luân hồi vừa qua, tôi có post song song lên 360 Plus, bạn ngothithuthuy ở Saigon, là một bạn hữu lâu nay có vào đọc và đề nghị, dưới góc nhìn của "cameraman" tôi viết tiếp về "giải thoát" đi. Thật sự viết nghiêm túc về những vấn đề liên quan đến tôn giáo này là ngoài khả năng của tôi, và cũng bởi đây là vấn đề khá "nhạy cảm", không khéo sẽ "đụng chạm" đến niềm tin của người khác, nhưng để "tám" chơi với bạn bè thân quen, tôi cũng ráng thử, nếu có gì không vừa ý các bạn hãy cười xòa mà xí xóa cho...

Trước hết về từ "Giải thoát", đây là một từ ngữ hay được dùng trong đời sống và tôn giáo, đối với người thường hiểu nôm na giải thoát là thoát khỏi một ràng buộc gì đó để bước sang một cái khác tốt đẹp hơn, như giải thoát con tin đang bị cầm giữ... chẳng hạn. Trong tôn giáo, giải thoát đồng nghĩa với Giác ngộ, Chân như, Niết bàn... (Phật giáo), hay Thiên đường... (Thiên Chúa giáo), hoặc Đại ngã... (Bà La Môn), được hiểu như một nơi chốn không sinh, không diệt và như thế sẽ không có khổ đau, chỉ thuần một niềm an lạc, một tự do, an nhiên tuyệt đối... Muốn đạt được đến cảnh giới này, con người phải thông qua tu tập, chay tịnh, thiền quán, làm điều lành tránh điều giữ... vân vân... Dĩ nhiên mỗi tôn giáo để đến được nơi chốn đó có những "con đường" đi riêng, không hề giống nhau...

Và câu hỏi thường được đặt ra là, thế thì cái gì ràng buộc con người để cần phải giải thoát? Chà, câu hỏi không phải dễ trả lời. Đúng là trong cuộc sống thường nhật của chúng ta biết bao nhiêu cái ràng buộc, đủ mọi thứ, nào là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội... ôi thôi nhiều thứ lắm, biết bao nhiêu thứ làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thậm chí bực mình... Nhưng thật ra đấy là những điều "đương nhiên" chúng ta phải gánh chịu, một khi may mắn (hay xui xẻo) được (hay bị) sinh ra làm cái giống người. Phàm phu như đa số con người (dĩ nhiên trong đó có cái thằng tôi) thường lại coi những điều đó như một thứ ràng buộc, có người đi tìm "giải thoát" ở tửu sắc, ở những casino, số đề, cờ bạc đỏ đen... có người đi tìm nơi sách vở, nơi thiên nhiên, hoặc đi du lịch chẳng hạn..., và rất nhiều thứ khác nữa...

Nhưng trong tôn giáo, cái ràng buộc con người, không hẳn là những điều vừa kể trên, mà là những cái khác nữa, đó là cái Vô minh, Sân si, tham lam, độc ác... tồn tại nơi mỗi một con người, chính những điều này đã gây nên những khổ đau cho con người, không có tôn giáo nào dạy chúng ta làm điều dữ, mà luôn chỉ bảo chúng ta làm điều lành, đấy là cái được hiển nhiên của tôn giáo...

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một câu (nhưng không nhớ của ai), "Cái đẹp sẽ cứu rỗi nhân loại", tôi thích câu này, và hiểu từ "Cứu rỗi" tương đương như từ "Giải thoát", vâng, chính "Cái đẹp" sẽ giải thoát cho nhân loại khỏi những nhàm chán trong công việc thường ngày, giải thoát khỏi những vô minh, những tội ác và lòng tham... Cái đẹp ở đây có thể là một thân thể, một ánh mắt nhìn, một bản nhạc hay, một món ăn ngon, một người bạn tốt, một bình minh rực rỡ, hay một hoàng hôn êm dịu... Cũng có thể là một bản hòa âm điền dã của ếch nhái và dế cỏ, của những bông hoa cỏ ẩn mình trong kẽ đá, hay rực rỡ khoe sắc hương...

Tôi đã hiểu Giải thoát là như thế...

--> Read more..