PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Vũ điệu trong bóng mờ.

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Những tấm hình này chụp khi đi theo cu cậu con trai xem nhảy nhót, có người nói hình chụp hỏng, đưa lên những tấm hình chụp hỏng cho các bạn xem chơi.

--> Read more..

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Thể thao Việt Nam.

                                   VĐV Thanh Hằng về đích ở Asiad 2010. Ảnh Q.K.


Kết thúc ASIAD 16, người hâm mộ nói thể thao Việt Nam thất bại, và cả giới chuyên môn cũng nói thế, với 1 huy chương vàng, 17 huy chương bạc, và 15 huy chương đồng, đứng thứ hạng 24 trên 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á tham dự Asiad. So với các nước ở Đông Nam Á thì đứng hạng 7, sau Thái Lan (11 HCV, 9 Bạc, 32 Đồng), Malaysia (9, 18, 14), Indonesia (4, 9, 13), Singapore (4, 7, 6), Philippines (3, 4, 9), Myanmar (2, 5, 3), chỉ trên được mấy nước "nhược tiểu" hồi nào tới giờ "ê xị" về thể thao như Cambodia, Lào, Brunei, hay Đông Timor... thôi. Thái Lan và Malaysia lọt vào Top 10. Một nước với gần 100 triệu dân "ưu việt" như xứ mình mà thua cả xứ Đài (Đài Loan 13, 16, 38) chỉ có vài triệu dân thì tệ thật.

Nguyên nhân tại sao thể thao Việt Nam kỳ này làm ăn "thất bát" quá có lẽ báo chí, các nhà chuyên môn về thể thao đã nói rất nhiều và phân tích rõ, người ta nói ai cũng chỉ muốn "hớt ngọn" mà không muốn đầu tư lâu dài, cái kiểu cách "ăn xổi ở thì" hoặc "đi tắt đón đầu" (nghe như... lục lâm thảo khấu ) đã lỗi thời rồi, thời buổi bây giờ cần phải làm việc nghiêm túc mới cho kết quả tốt...

Mà nghĩ, điều này chẳng phải chỉ dành riêng nơi thể thao, mọi ngành, mọi việc, đâu đâu cũng cần phải như thế....

--> Read more..

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Dance sport.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Dance sport, tiếng ta nôm na là Khiêu vũ thể thao, cuối tuần đưa lên vài hình ảnh cu cậu con trai nhảy nhót cho vui, già tía đi chộp hình (cũng vui luôn). Hình chụp mấy tháng rồi, hì hì!

--> Read more..

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Người Chăm ở Ninh Thuận.

Photobucket
Mâm cúng bên bờ ruộng để cầu một mùa gieo cấy bội thu. 

Photobucket
Người phụ nữ Chăm đang nấu món ăn cúng bên bờ ruộng.

 Photobucket
Bà cụ người Chăm ngồi trước hiên nhà.

 Photobucket

 Photobucket
Những đứa trẻ rất thích được chụp hình.

 Photobucket
Tắm mưa.

 Photobucket
Trẻ em bắt sâu chơi.

 Photobucket
Phụ nữ Chăm đến chợ buổi sớm, họ đội rất tài, không gồng gánh như người Việt.

 Photobucket
Trên ruộng lúa.

 Photobucket

 Photobucket
Hoặc đánh bắt cá.

 Photobucket
Hay đi cắt cỏ về cho trâu bò ăn.

 Photobucket
Đàn ông Chăm đảm trách việc cày cấy.



Người Chăm, hay còn gọi là Chămpa, ngày xưa gọi là Chàm, Hời... là một tộc người trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận (miền Trung), ở miền Tây họ sinh sống tại An Giang. Trong entry ngắn này tôi muốn nói đến những người dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà La Môn (Chăm Bà La Môn), và đạo Hồi (Chăm Bà Ni). Nhờ quen một gia đình người Chăm Bà La Môn ở làng gốm Bàu Trúc chuyên nghề làm đồ gốm, mấy lần ghé chơi, được họ tiếp đãi rất tử tế, được nghe họ nói chuyện, và dắt đi xem những sinh hoạt thường ngày trong ngôi làng của họ.

Cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số khác, người Chăm theo Mẫu hệ, phụ nữ đi cưới chồng, nhưng như thế không phải là người phụ nữ có quyền hành trong gia đình hoặc xã hội. Có quyền và được trọng vọng nhất trong xã hội của người Chăm là các Giáo sĩ, thày cúng (nam giới)... rồi đến quý ông. Người phụ nữ Chăm tôi thấy hầu như làm tất cả mọi việc, từ trong nhà ra đến xã hội, chuyện con cái, bếp núc, làm đồ gốm, dệt thổ cẩm, chăn nuôi trong nhà, ra chợ buôn bán, gặt, cấy lúa, bắt cá trên đồng ruộng... tất tật mọi chuyện. Nam giới đảm trách việc cúng tế (giáo sĩ, thày cúng, các nhạc công phục vụ việc cúng tế...), cày ruộng, hoặc vài việc gì đó cần đến sức khỏe, ngoài vài việc như thế thời giờ còn lại là họ sà vào đám ăn nhậu trong làng, bởi người Chăm rất hay cúng bái, gì cũng cúng, cầu xin mùa màng, chăn nuôi, khỏi bệnh...

Trẻ con trong làng, thế hệ tương lai như các bạn thấy trong hình, đa phần sống như cây cỏ, rồi sẽ tiếp nối như các thế hệ đi trước... Được cái họ vẫn còn giữ được cái chất phác, hồn nhiên... không... láu lỉnh như người mình...

--> Read more..

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Gốm Chăm.

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket
Phụ nữ Chăm nặn bình gốm không có bàn xoay.

 Photobucket
Một chiếc bình mới hoàn thành, chưa phơi và nung.

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket
Những chiếc bình gốm đã nung có một màu sắc rất lạ.



Những tấm hình trên tôi chụp đã mấy năm nay, trong một ngôi làng làm nghề gốm truyền thống cả ngàn năm của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, làng gốm Bàu Trúc. Đây là một ngôi làng Chăm nằm bên quốc lộ 1, đi từ Saigon ra thì chưa đến thành phố Phan Rang, còn cách khoảng mươi cây số. Cách nay khoảng mười năm khi lần đầu tiên tôi đến thì ngôi làng vẫn còn mang đậm nét văn hóa Chăm, nhiều ngôi nhà vách được xây dựng bằng tấm tre đan, trát bên ngoài là bùn rơm, mái ngói, hay nhà gỗ. đường trong làng trải đất đỏ. Bây giờ nhà cửa của họ đã xây khang trang, ốp lát gạch men bóng láng, đường trải nhựa, mất đi dần nét dân tộc của họ.

Người Chăm theo mẫu hệ - Mẹ truyền Con gái nối - Nghề gốm của họ cũng vậy, chỉ có phụ nữ làm, còn nam giới ngồi... nhậu. Nét độc đáo của gốm Chăm Bàu Trúc là họ không dùng bàn xoay như người Việt, muốn nặn một cái bình người phụ nữ phải đi xoay vòng quanh cục đất sét, cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Cách nung của họ cũng thế, không dùng lò xây như người Việt, sản phẩm làm xong họ phơi một vài nắng cho khô (Phan Rang là xứ nắng cháy, gió cát quanh năm, các bạn nhìn màu da của họ thi biết, vậy mà bây giờ cũng bị lũ lụt, hết biết!), xong họ đào một cái hố giữa sân nhà, chất vào đấy rơm, trấu, củi khô, cùng những cái bình và nổi lửa đốt, khi lửa tàn là được. Bình gốm của họ có màu sắc và hình dáng đặc biệt, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật.

 

--> Read more..

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Rằm tháng 10.

                        

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Sáng sớm ngồi nhà uống cà phê dở mấy tờ báo ra đọc, thật là ngao ngán, cái gì cũng chẳng ra cái gì, miền Trung lũ lụt liên miên, người nóng tính đổ cho cái đám phá rừng, rừng biến mất lấy đâu mà chỗ giữ nước, rồi mấy ông thủy điện, thiết kế, lý thuyết là vừa cắt lũ mùa mưa, vừa để dành nước tưới đồng ruộng mùa khô, lại có điện tha hồ mà dùng, ấy thế mà chẳng biết sao mùa khô lại chẳng có nước để chạy máy phải cắt điện liên miên, còn mùa mưa thì phải xả lũ tới tấp sợ vỡ đập, kết quả là miền hạ lưu lãnh đủ, nhà cửa trôi sạch, dân tình khốn đốn... Nhưng kẻ làm lớn, có trách nhiệm lại cho là tại trời, mưa gì mà mưa ác đức, lại kết hợp triều cường, thêm cái ở Bắc cực băng tan nước có mà không dâng lên mới lạ... sự tình đích thị là như vậy.

Mà ở thành phố cũng có khác chi đâu, mưa một, hai tiếng đồng hồ là đường phố  bỗng biến thành dòng sông, trong nội thành mà có những con đường nước ngập muốn lút cái yên xe gắn máy, mấy năm trước khốn khổ vì lô cốt, bây giờ lô cốt dẹp gần hết, nghe nói đã thi công xong "vấn đề môi trường nước" gì đấy được tới trên chín chục phần trăm, thế mà lạ nước bây giờ càng ngập tợn, mọi lúc mọi nơi, mưa tí ti nước đã lênh láng... Ôi giời! nước ngập vẫn chưa sợ bằng xuất hiện cái đám "hố thẳm" trên đường, mấy chục cái đã được thống kê đàng hoàng, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, lô cốt đi thì hố thẳm xuất hiện, tư dưng giữa đường hiện ra cái hố sâu hoắm, nuốt chửng mọi thứ, kẻ... xấu lại đổ tội cho ông đường xá, mấy thằng nhà thầu ăn bẩn rút hết ruột công trình nên nó ra thế. Nhưng mà kẻ khác lại nói là không phải thế, cũng tại nhà giời thôi, tại mưa nên ngập đường, làm trôi đất cát nên đường mới thành hố, nghe cũng có lý...

Đọc tới trang thể thao cũng chẳng khá gì hơn, xem ra đã gần bế mạc Asiad rồi mà vẫn chưa có cái vàng nào, chỉ toàn bạc với đồng, ở khu vực Đông nam á rớt xuống gần cuối, may ra hơn được mấy nước Căm Bốt, Lào... anh em, hay cái nước Đông Timor nghèo mới lập quốc... Kẻ biết chuyện thì cho đây chính là thước đo của nền thể thao xứ mình, hậu quả của "ăn xổi ở thì, đi tắt đón đầu", tiền thì đổ ra không phải là ít, nhưng làm không đến nơi đến chốn, nó cũng như mấy con đường, cứ lam nham lở nhở...

Chưa đọc xong tờ báo mà thấy ngao ngán quá, vừa lúc nghe vợ nói sáng nay rằm tháng 10, một trong bốn cái rằm lớn trong năm, đó là rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười và rằm tháng chạp... lát ra chợ tí xíu rồi ghé mấy cái chùa... nghe như vậy có nghĩa là sáng nay tôi được làm xe ôm đến những nơi ấy. Vậy cũng được, hôm nay cuối tuần nghỉ, đấy là nhiệm vụ vinh quang... Ra đường thấy phấn khởi hẳn vì đâu đâu cũng đầy hoa, ngang qua mấy trường tiểu học trẻ con người lớn tíu tít, các cô hôm nay áo dài, mặt tươi không khác gì những bông hoa, à thì ra ngày Nhà giáo 20 tháng 11. Đường phố đầy hoa, đến chùa cũng thế, người người đông đúc, nhang khói mù mịt, hoa dâng cúng khắp nơi. Trong khi bà xã đi các nơi thắp nhang thì tôi tranh thủ xách cái máy hình chụp chơi ít tấm, đang đứng ngắm nghía bấm máy ở chỗ mấy người khấn vái, thì có cô hỏi, bác ơi có thấy bó hoa huệ cháu mới để đây không? cháu chỉ vừa quay đi thắp mấy cây nhang quay lại không biết ai đã lấy mất? Tình thật tôi đứng đấy nhưng mải lo chụp hình nên cũng không để ý, lạ nhỉ đã đi chùa đến bó hoa không phải của mình cũng lấy mất thì không hiểu nổi...

Tản mạn chụp ít tấm hình xong tôi ra lấy xe đứng chờ bà xã trước cổng chùa, được dăm phút thì có bà cụ từ trong chùa bước ra ngó dáo dác, ông ơi ông có thấy cái anh xe ôm đứng ở đây không? Bà cụ vừa hỏi tôi vừa chỉ sang bên cạnh chỗ tôi đứng. Tôi trả lời là cũng mới đứng đây chẳng thấy ai cả. Ủa thế thì cái anh xe ôm chở tôi đứng chờ ở đây đi đâu rồi. Dĩ nhiên bà cụ nói vậy thôi chứ không phải hỏi tôi, bà cụ tiếp, sao lại thế được nhỉ? Tôi hỏi thế anh xe ôm có quen cụ không? Bà cụ nói chẳng quen thuộc gì cả, tôi đã trả cho anh ta cả tiền chuyến chở về rồi, nói anh ta đợi tôi vào lễ Phật một lát, anh ta còn giữ cả cái mũ bảo hộ của tôi mượn của đứa cháu. À thì ra thế, bà cụ quá tin người, cuối cùng cái anh chàng xe ôm tệ hại nào đó đã cuỗm được của bà cụ đi chùa vài ngàn bạc cùng cái mũ bảo hộ.

Hôm nay là ngày rằm tháng mười, ngày rằm lớn trong năm...

 
--> Read more..