PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Ăn chay.

Photobucket
Cơm chay sườn, bì, chả.

Photobucket
Bún Huế.



Tháng này là tháng bảy âm lịch, tháng của vong nhân, cô hồn... Thỉnh thoảng tôi cũng ăn chay (được một bữa, theo vợ), thường là vào hàng quán. Ở Saigon có những nơi làm món ăn chay rất ngon, lâu lâu ăn còn ngon hơn món ăn mặn. Mà ngộ, ăn chay nhưng những món ăn lại "rất mặn", từ tên gọi cho đến hình thức của món ăn, và mặn có gì thì chay cũng in hệt, từ bún riêu, bún chả, bún Huế... cho đến mì xào dòn, miến xào cua, hủ tíu Nam Vang, hủ tíu mì hoành thánh... cơm sườn bì chả, cơm đùi gà kho, tôm rim...

Thiệt là hấp dẫn...

 

 

--> Read more..

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Chiều.

 Photobucket



Những ngọn cỏ lau phất phơ của một buổi trời chiều dễ làm nao lòng người.

--> Read more..

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Phnom Bakheng.

Photobucket 
Trên đỉnh đồi và đường lên đền Bakheng, 2 bên có 2 ngôi tháp bằng gạch.

Photobucket
Những ngọn tháp bằng đá trên đỉnh Bakheng.

 Photobucket

 Photobucket
Những bậc đá cheo leo để lên đỉnh Bakheng.

 Photobucket

 Photobucket
Tháp bằng gạch đất nung trên nền đá ong, trông giống như tháp Chàm VN.



Trở lại chuyến đi Cambodia vừa qua, tôi muốn nói đến một ngôi đền có niên đại khoảng thế kỷ thứ IX - X, dưới triều vua Yasovarman (889-915) của vương quốc Khmer, đó là Phnom Bakheng. Ngôi đền nằm ở khoảng giữa Angkor Thom và Angkor Watt, là trung tâm đầu tiên ở Angkor.

Phnom Bakheng là một ngôi đền đá như những đền đài và kiến trúc khác ở quần thể kiến trúc Angkor, được xây dựng trên một ngọn đồi và là một ngôi đền Hindu, ngôi đền chính trên đỉnh đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Buổi chiều du khách thường trèo lên những bậc đá cheo leo để lên đỉnh ngắm hoàng hôn, tiếc rằng hôm tôi đến thì trời đổ mưa không trèo lên được.

Khu đền Bakheng cũng như Angkor Thom và Angkor Watt, nổi bật là những kiến trúc bằng đá sa thạch, một loại đá khá mềm, dễ chạm khắc. Nhưng trên đồi Bakheng điều làm tôi khá ngạc nhiên là sừng sững 2 ngọn tháp được xây bằng gạch đất nung trên nền đá ong, trông giống y hệt như những ngọn tháp Chăm ở Ninh Thuận hay Bình Thuận, và kể cả quần thể kiến trúc Angkor, thì chỉ có 2 ngọn tháp đang bị hủy hoại này là kiến trúc bằng gạch, còn lại tất cả là bằng đá.

Xem lại tài liệu trên mạng thấy có nói, xưa kia Angkor cũng đã từng bị người Chiêm Thành chiếm đóng, không biết 2 ngọn tháp gạch này có liên quan gì đến thời kỳ chiếm đóng của người Chiêm Thành không?

 

--> Read more..

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Ông táo, Cà ràng...

Photobucket 
Ông táo

Photobucket
Cà ràng



Trong tín ngưỡng dân gian ai cũng biết Ông táo (Táo quân), là vị thần trông coi việc bếp núc của mỗi gia đình, Ông táo còn được dùng để gọi cái bếp lò xưa làm bằng đất sét cách nay mấy chục năm đốt bằng than, củi. Sau này tân tiến hơn thay bằng bếp dầu hôi, bếp điện, bếp ga, bếp điện từ... Cái bếp lò (ông táo) bằng đất nung ít thấy dần nhưng chắc vẫn còn nhiều người biết vì phổ biến, quê hay phố gì cách nay mấy chục năm nhà nào cũng phải xài, nay may ra còn được dùng ở những vùng thôn quê xa xôi, và vài nơi quán xá đun nấu bằng than củi, than đá cho ít tốn kém.

Còn cái từ Cà ràng, cũng để chỉ một dụng cụ dùng để nấu ăn làm bằng đất sét nung như ông táo, chắc ít người biết hơn, bởi ở phố và ngay nhiều vùng quê cũng không thấy. Trước hết từ Cà ràng không phải là từ Hán Việt hay thuần Việt, đó là một từ ngữ được phiên âm từ tiếng Miên. Người Miên gọi là Chăng kran, Choeung kran, người Việt vùng Nam bộ kêu là Cà ràng. Ông táo và cà ràng chỉ là cái bếp lò để nấu ăn và chủ yếu cũng nấu bằng củi, nhưng tại sao hình dạng khác nhau, có phải ông táo được làm theo kiểu của người Việt còn cà ràng làm theo kiểu của ngừi Miên chăng? Có thể là như thế, nhưng một lần đi chơi về vùng quê Cà Mau, được nhìn và nghe người dân quê giải thích mới rõ tại sao có sự khác biệt.

Ông táo là loại bếp chỉ được dùng ở trên bờ, nơi khô ráo, hình thù tròn, nhỏ, bởi ông táo được nấu chủ yếu bằng củi nên khi cây củi cháy dở dang có rớt ra ngoài trên nền nhà bằng đất cũng không sao. Còn cà ràng được dùng ở những nơi hay bị lũ lụt, nước ngập nơi vùng quê Nam bộ, và dưới ghe thuyền. Những nơi hay bị ngập lụt không đặt cà ràng dưới đất để nấu ăn, mà phải đặt lên trên một cái bàn đóng bằng tre, gỗ (như cái bệ bếp xây gạch ở thành phố), nếu dùng ông lò để nấu, lỡ cây củi cháy dở rớt lên bàn tre gỗ sẽ cháy. Dưới thuyền gỗ cũng thế, cái cà ràng có hình thù hơi thấp, dài, cây củi sẽ nằm gọn trong đó, cây củi sẽ cháy hết từ đầu đến đuôi không rớt đi đâu được.

Việc đơn giản như thế mà mãi già đầu mới biết.

--> Read more..

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Thời gian.

Photobucket 
Đồng hồ có chim cúc cu.

Photobucket
Đồng hồ quả lắc đánh chuông.



Thời gian - Đơn giản chỉ là những tiếng tích tắc vang lên từ những chiếc đồng hồ. Bây giờ đồng hồ chạy pin rất nhiều, nhưng những đồng hồ loại này thường "im lặng", hoặc tiếng tích tắc rất nhỏ, khó lòng nghe được giữa thời buổi ồn ào này. Trong nhà tôi có cái đồng hồ treo tường từ thời... cố hỷ, đánh chuông mỗi 15 phút và lúc đúng giờ, và thêm 2 cái đồng hồ có con chim cúc cu thò đầu ra kêu cúc cu, cúc cu mỗi nửa giờ và đúng giờ. Hai loại đồng hồ này đều "made in Germany", đúng nước Đức là nước siêu đẳng về kỹ thuật, cái đồng hồ đánh chuông đã có từ thời ông nội của bà xã tôi, thế mà bây giờ vẫn chạy ngon lành và đổ chuông kính coong, kính coong đều đặn, còn cái đồng hồ chim cúc cu là từ Mỹ gởi về, cả 2 loại đều lên giây cót (trong miền Nam gọi là dây thiều).

Vì bộ máy của nó là cơ hoàn toàn nên khi chạy nó mới kêu tích tắc to như thế, có người đến chơi nói nghe tiếng tích tắc và đánh chuông nhiều khi sốt ruột, còn tôi chắc nghe quen nên thấy hay hay, lắm khi giữa đêm khuya giật mình thức giấc nghe chiếc đồng hồ đổ hai ba hồi chuông, mới cảm nhận rõ là thời gian đang trôi đi, chầm chậm. Nhà bác học vĩ đại Einstein, nói đại khái, tất cả mọi chuyện trên đời này đều tương đối, kể cả thời gian, một giờ bên người yêu "qua nhanh" hơn một giờ chờ người yêu. Chắc chắn là như thế rồi, ai đã từng chờ bồ chắc rành điều đó...

Còn tôi, tôi vẫn thích ngồi với ly cafe buổi sớm, nghe tiếng thời gian đều đặn tích tắc vang lên trong căn phòng...




 

--> Read more..

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Ngày nghỉ.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket



Ngày nghỉ ngắm mấy bức hình này vậy.

--> Read more..

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Tháng 8.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Hôm qua chủ nhật đi ăn đám cưới tuốt Củ Chi, lén lén bỏ 2 món ra ngoài vườn chụp mấy tấm hình... ngớ ngẩn này.

--> Read more..