PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Vườn thú tự nhiên Safari word tại Thái Lan (2).

Photobucket
Những chú ngựa vằn, chẳng rõ mình trắng sọc đen hay mình đen sọc trắng.

Photobucket
Gia đình nhà sư tử nằm chơi sát đường xe chạy.

Photobucket
Đám hươu nai.

Photobucket
Trời nóng quá chú gấu đang thiền dưới hồ nước.

Photobucket
Còn chú này leo tuốt lên cao nằm hóng mát.

Photobucket
Tê giác và cái cò cái vạc.

Photobucket

Photobucket
Những chú lạc đà băng qua đường ngay trước đầu xe.

Photobucket
2 chú gấu này giỡn chơi dưới đất.

Photobucket
Một cặp sư tử.

Photobucket
Bò rừng có cặp sừng to đùng, nhọn hoắt trông phát sợ.

Photobucket
Linh dương đầu bò.

Photobucket
Những chú lạc đà đi ngông nghênh giữa đường.


Tôi đưa thêm một số hình ảnh về vườn thú Safari word.
--> Read more..

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Vườn thú tự nhiên Safari word tại Thái Lan (1).

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket


Đến Thái Lan một trong những chương trình tôi rất thích là đi xem vườn thú tự nhiên (Safari work), đủ mọi loài chim, thú nuôi không nhốt trong chuồng, ngoại trừ vài loại nguy hiểm thì có rào ngăn cách. Du khách ngồi trong xe chạy loanh quanh giữa chim chóc và thú. Hình ảnh được chụp qua cửa kính xe.
--> Read more..

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Hình ảnh nhà sư ở một số quốc gia.

Photobucket

Nhà sư Cambodia ở Angkor.


Photobucket

Nhà sư Lào khất thực.


Photobucket

 Nhà sư Thái Lan... chạy lũ.


Photobucket

Nhà sư Myanmar.


Photobucket

Những chú tiểu Hàn quốc.


Photobucket

Nhà sư Nhật Bản hành khất, cách ăn mặc giống kiểu Võ sĩ đạo.


Photobucket

Nhà sư Trung quốc ở Thiếu Lâm Tự.


Photobucket

Nhà sư Bhutan.


Photobucket

Nhà sư Népal.


Photobucket

Nhà sư Tây Tạng.


Photobucket

Những nhà sư trên phố Bolsa (California).


Photobucket

Sư Cambodia đang lao động.


Photobucket

Cuối cùng là một... quái sư trên đường phố Việt Nam.


Ở entry trước, cô bạn Marguerite có nói tôi rảnh kiếm một số hình ảnh nhà sư các nước khác đưa lên xem, nhất là hình ảnh nhà sư Nhật Bản. Thể theo lời yêu cầu tôi đã lên mạng tìm kiếm hình ảnh. Và trên đây là một số hình ảnh tiêu biểu cho những nhà sư ở một số quốc gia, trong đó có hình ảnh của một nhà sư Nhật Bản đang ngồi hành khất, nhà sư Nhật Bản cũng khoác y nâu nhưng trên đầu đội thêm chiếc nón bằng tre đan, trông giống như nhân vật... hiệp sỹ mù của một bộ phim nổi tiếng xưa, các bạn ở Saigon chắc còn nhớ bộ phim "Hiệp sỹ mù nghe gió kiếm" của Nhật Bản, khoảng giữa cuối thập niên 60, nếu thêm một thanh kiếm dài để cạnh bên thì nhà sư trông giống một Võ sĩ đạo.
--> Read more..

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Trang phục tôn giáo.

Ảnh Internet.


Trong một entry trước, bạn Tudinhhuong có nói tôi thử viết về trang phục tôn giáo, đây là một ý kiến rất hay vì bản thân tôi khi tìm hiểu về tôn giáo cũng chú ý đến chuyện này, nhưng thật lạ là từ trước đến giờ, nhiều lần vào các nhà sách kể cả những nhà sách chuyên những sách về tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, tôi có thể tìm thấy đủ mọi loại kinh sách nhưng lại không tìm được quyển sách nào chuyên về trang phục của tôn giáo. Lên mạng tìm kiếm những thông tin, có một số trang mạng có nói, nhưng cũng tản mạn, chung chung... Tôi thử... viết đại chơi, trao đổi với các bạn về chuyện này, theo cái hiểu biết ít ỏi của mình đối với hai tôn giáo quen thuộc là Phật giáo (PG) và Thiên chúa giáo (TCG)...

A/- Trước hết về trang phục chung: đối với các nhà tu hành, các vị sư, có 2 loại trang phục đáng chú ý là trang phục mặc thường ngày (khi tiếp khách chẳng hạn, không kể loại trang phục cá nhân trong sinh hoạt riêng), và loại trang phục mặc khi hành lễ.


1/- Loại trang phục mặc thường ngày của các nhà sư Phật giáo:
a/- Đối với Phật giáo Bắc truyền (Đại thừa): các tăng và ni của hệ phái Đại thừa thường ngày ở chùa mặc loại áo dài màu lam (màu khói xám), đối với chư tăng cũng thấy mặc áo dài màu nâu, khi đi đâu ra ngoài cũng hay thấy chư tăng ni mặc loại áo dài màu vàng.
b/- Đối với Phật giáo Nam truyền (Tiểu thừa): chư tăng "đắp y" màu vàng sẫm, hay vàng đỏ, nâu đỏ, y không may thành áo như chư tăng bên phái Đại thừa, mà chỉ là một mảnh vải được cuốn vào người. PG Tiểu thừa cũng có người nữ xuất gia (chư ni), nhưng không mặc loại y phục màu vàng kể trên như chư tăng, mà mặc trang phục màu trắng như cư sĩ.

2/- Loại trang phục mặc khi hành lễ:
a/- Đối với PG Đại thừa: các tăng và ni của hệ phái Đại thừa khi hành lễ thường thấy mặc áo dài gọi là áo cà sa (kasàya, pháp y) màu vàng đất, trong những buổi lễ tôi thấy có những vị mặc áo cà sa màu vàng sáng (tươi hơn), xem cách sắp xếp chỗ hành lễ, và hỏi ra được biết đây là những cao tăng, có chức vị cao trong Giáo hội. Trong một vài tài liệu thấy có chép, áo cà sa gồm mấy loại, áo ngũ điều, thất điều, cửu điều... điều ở đây là "mảnh", áo ngũ điều gồm 5 mảnh vải ghép lại, thất điều gồm 7 mảnh ghép lại, có lẽ là tuỳ theo cấp bậc, chức vụ trong giáo hội...
b/- Đối với PG Tiểu thừa, nhà tôi ở gần một ngôi chùa Miên theo hệ phái Tiểu thừa, thỉnh thoảng ngày lễ của họ tôi có ghé qua chụp vài tấm hình, thấy khi hành lễ chư tăng mặc cũng giống như bình thường không có gì thay đổi.

Ảnh bên (Internet), một nhà sư theo hệ phái Tiểu thừa.


Nhìn chung, trang phục của các nhà sư Phật giáo không cầu kỳ, màu sắc của pháp y là màu "hoại sắc" không phải "chính sắc" (5 màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen), là những màu "pha", có quan niệm cho rằng hoại sắc là do 5 màu chính pha thành.
Ngày trước thỉnh thoảng tôi thấy có nhà sư mặc áo dài do nhiều mảnh nhỏ ghép lại, gồm những màu như màu cờ Phật giáo, bây giờ không còn thấy.

Trên đây là một vài hình ảnh và nhận xét về trang phục của những tu sĩ Phật giáo.

B/- Trang phục tu sĩ Thiên chúa giáo: Về trang phục thường ngày của các giáo sĩ TCG, tôi thấy các cha ở giáo xứ (còn gọi là cha triều) mặc chủ yếu là loại áo chùng (áo dài) màu đen, một vài cha ở các dòng (cha dòng), tôi không nhớ dòng nào, mặc áo chùng màu nâu.

Ảnh Intenet.

Tuy nhiên phía bên Thiên chúa giáo cũng có phân biệt trang phục qua cấp bậc, chức vụ trong giáo hội, linh mục, giám mục, hồng y... đều có những trang phục riêng biệt, chẳng hạn hồng y mặc trang phục có màu đỏ như tên gọi.
Các nữ tu thường mặc áo chùng màu xám, trắng, xanh dương, dòng Saint Paul ở Saigon trước đây các nữ tu mặc áo chùng màu đen, có đội một mũ vải hơi cầu kỳ (hình ảnh này xem phim hài của Louis de Funès các bạn hay thấy).

Khi hành lễ, các giáo sĩ TCG mặc những áo khoác ngoài gọi là áo lễ, thường cũng màu trắng nhưng có nhiều sọc màu khác nhau, có những áo thêu khá cầu kỳ, và cũng tuỳ theo ý nghĩa của các buổi lễ mà áo lễ thay đổi, chẳng hạn mùa Phục sinh, mùa Vọng, mủa Chay, mùa Giáng sinh... đều có những áo lễ với kiểu dáng màu sắc thích hợp (mùa chay tôi thấy áo lễ có sọc tím...)


Trên đây là một vài hình ảnh tôi tìm kiếm trên mạng nơi những trang về tôn giáo, và một vài điều tôi biết được về trang phục của hai tôn giáo chính ở nước ta là Phật giáo và Thiên chúa giáo, có lẽ điều này còn rất sơ sài, bạn nào rành vào đọc xin đưa thêm thông tin...
--> Read more..

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Đọc và Viết.

Đọc và viết luôn luôn là vấn đề cơ bản của con người, giống như đi đứng, ăn ngủ vậy, tuy tuỳ theo thời gian mà có khác nhau. Cuộc sống bây giờ thay đổi nhanh quá, mươi lăm năm trước đọc và viết khác bây giờ, đọc chủ yếu là trên sách vở, báo chí, những phương tiện truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua, và viết đa phần là qua ngòi bút, trên những trang giấy. Những ai đã từng cắp sách vở đến trường cách nay vài chục năm trong miền Nam chắc còn nhớ, trong cặp luôn phải có những quản bút bằng gỗ, sau này là bằng nhựa, thêm một hộp nhỏ đựng những ngòi viết mà thuở nhỏ đám trẻ con gọi là "ngòi viết lá tre", đầu ngòi viết là đủ mọi loại nét để cho ra những chữ viết có nét to nhỏ khác nhau, và tay thì cầm một túi xách nhỏ đựng lọ mực xanh hay mực tím lủng lẳng. Đi học có giờ tập viết, nắn nót từng chữ để chấm điểm chứ không như bây giờ, ai viết xấu dễ dàng ăn khẻ vào tay mà về không dám kêu la, cho nên tới tận ngày nay, đa phần những người thuộc thế hệ U60 - 70 còn viết chữ rất đẹp.

Trở lại chuyện đọc, chủ yếu là đọc qua báo chí, sách vở, báo chí thường cung cấp những thông tin, đủ mọi loại, chính trị, quân sự (vì là thời chiến tranh), xã hội, thời nhỏ con nít khoái đọc những tin gọi là "xe cán chó", trong mục "Từ thành đến tỉnh", trong mục này là những tin ngắn, lung tung, đủ thứ chuyện. Còn sách vở là để giải trí và để mở mang kiến thức, cũng đủ mọi loại sách vở, truyện của nhà văn trong nước, thời trước đa phần viết về chiến tranh, sách dành cho Tuổi hoa, tuổi thơ, mà bây giờ gọi là "tuổi teen", truyện dịch, thường là những tác phẩm của những tác nổi tiếng thế giới kim cổ, về nghiên cứu có, giải trí có, tuỳ loại, tuỳ ý thích và trình độ của mọi người... Có điều dễ nhận thấy là đa số những sách viết về mọi thể loại, đề tài, thường đều "hay", nghiêm túc...

Theo thời gian khoa học kỹ thuật tiến bộ, kéo theo sự thay đổi của xã hội, đọc và viết cũng thay đổi theo. Đọc bây giờ ngoài sách báo giấy truyền thống, còn có sách báo và mênh mông những thông tin trên mạng internet, gì cũng có, cái gì có trên cõi đời là có thể tìm thấy trên internet, nhưng có điều, ngay cả với sách báo giấy truyền thống, phải chịu giám sát, kiểm tra khi xuất bản, cũng thấy bát nháo, như các bạn đã thấy phản ánh trên những phương tiện truyền thông, in ấn sai sót, cẩu thả trong cách viết, cách dùng từ ngữ, cách dịch... kể cả sách giáo khoa, sách về giáo dục... huống hồ là những gì được đưa lên mạng... Vào một nhà sách cả mấy ngàn đầu sách, vậy mà có khi không kiếm ra được một quyển sách nói về điều mình muốn tìm hiểu, hay quá trời sách nói về điều mình muốn biết, nhưng xem lại thì thấy chẳng có mấy quyển viết "hay", nhất là những loại sách mới bây giờ... Sách truyền thống còn như thế huống chi là những gì có trên mạng, cho nên muốn kiếm một quyển sách, hay những thông tin nào đó trên mạng, người tìm cũng phải có những hiểu biết nhất định để xem xét xem những gì mình muốn tìm có đáng tin cậy hay không? Và muốn được như thế thường phải đọc nhiều, biết nhiều, để so sánh, đối chiếu những thông tin mình có được...

Còn về viết, ngày trước khi chưa có
computer, đi học viết vào tập vở, viết thư phải viết trên giấy, ngoại trừ viết thư, hoặc viết dưới dạng nhật ký, người ta ít có dịp viết để "bày tỏ nỗi lòng", hay giao lưu như trên mạng thời nay, và "viết" là gõ bằng bàn phím chứ không nắn nót viết bằng chữ trên giấy nữa. Cũng có thể có nhiều người không quen viết, hoặc không "biết cách diễn đạt" những suy nghĩ của mình, còn đa số bây giờ nhất là nơi những bạn trẻ, những mạng xã hội thông dụng là nơi để "chát chít", chia sẻ bày tỏ nỗi niềm, hoặc thậm chí để "chửi bới" khích bác nhau trên những diễn đàn cá nhân, hay nhóm... Nghĩa là thời buổi văn minh tiến bộ, mỗi người có thể là một nhà văn, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh, hoặc chỉ là một công dân... được tự do (dĩ nhiên là trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức...) bày tỏ những gì thuộc quyền cơ bản của con người, là quyền thông tin, và quyền được nhận thông tin...

Riêng bản thân tôi nhận thấy, khi đọc có thể rồi mình sẽ quên ngay, làm sao mà nhớ được chỉ một phần mười những gì mình đã đọc, nhưng khi trao đổi (nhất là trên mạng) với các bạn về một vấn đề gì đó, mình phải tìm kiếm, đọc lại, phân tích, so sánh... những tài liệu, sách vở có trong tay, hay tìm thấy trên mạng, rồi viết (gõ) lại những điều đó trên bàn phím máy tính, cũng là một cách để mình học lại lần nữa, và lần học này sẽ nhớ lâu hơn là những khi đọc để thuần tuý tìm hiểu...

Đọc và viết, cũng là một niềm vui trong cuộc sống...
--> Read more..

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Chuỗi hạt.

Ảnh Internet.

Đến nhà thờ hay chùa chiền, chắc các bạn hay thấy hình ảnh những tín đồ với chuỗi tràng hạt trên tay. Chuỗi hạt, hay tràng hạt được dùng cho cả tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo, người TCG còn gọi là chuỗi Mân côi, còn người PG gọi là chuỗi Bồ đề. Có lẽ nhiều bạn cũng không rõ lắm về ý nghĩa, sử dụng của chuỗi hạt. Hai chuỗi hạt có hình thức xâu khác nhau, nhưng đều cùng một mục đích, là giúp tín đồ dễ dàng đi đến chuyên nhất tâm ý, tập trung trong việc cầu nguyện. Trong bài viết nhỏ này tôi muốn nói qua về hai chuỗi hạt ấy.

- Chuỗi hạt Thiên chúa giáo: chuỗi hạt của người TCG có hình dạng như hình chụp bên trên, gồm một cây Thánh giá, cộng với 59 hạt (thường là dạng tròn), và một hạt lớn nối tại chỗ phân nhánh (ở đây là viên đá dạng khối lớn). Để ý một chút các bạn sẽ thấy khoảng cách của hạt tròn không đều, có những hạt có khoảng cách xa hơn và nằm riêng lẻ, để ý kỹ hơn chút nữa thấy các hạt riêng lẻ này hơi lớn hơn các hạt khác. Công dụng của các hạt riêng lẻ này là để đánh dấu khi người tín đồ đọc kinh cầu nguyện, thường  là các kinh Kính mừng, Lạy cha, Sáng danh (mấy chục năm, tôi vẫn còn nhớ những kinh này...). Khi lần đến các hạt đánh dấu này người lần hạt sẽ chuyển sang những kinh khác. Người tín hữu bắt đầu đọc kinh và lần từ hạt thứ nhất sát với cây Thánh giá, đến đoạn phân nhánh thì tiếp tục ở nhánh nào cũng được vì cấu tạo ở nhánh đối xứng nhau, tuỳ thuận tay, vừa đọc các kinh vừa lần cho đến hết chuỗi hạt... Chuỗi hạt có thể được làm từ gỗ, nhựa, thuỷ tinh, đá quý, hoặc kim loại...
                                                                                                                         
- Chuỗi hạt Phật giáo:  như hình chụp bên cạnh, hình thức khác với chuỗi hạt của TCG, hạt được xâu đều, khít nhau. Khởi nguyên, theo kinh "Mộc Hoạn Tử" (Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 17, tr. 726), Đức Phật bảo vua Ba Lưu Li rằng: "Nếu nhà vua muốn diệt hết phiền não, thì phải xâu 108 hột Mộc hoạn tử, thường mang theo mình, đi, đứng, nằm, ngồi, luôn dốc lòng xưng niệm danh hiệu Phật đạo (Phật), Đạt ma (Pháp), Tăng già (Tăng), không để cho tâm ý phân tán". Tại Trung Hoa, khoảng 800 năm sau khi Phật nhập diệt, đã thấy nhiều kinh điển đề cập đến việc sử dụng xâu chuỗi. "Tục Cao tăng truyện" chép: "nhiều người lần chuỗi, đồng niệm danh hiệu Phật" (Đại tạng kinh, tập 50, quyển thứ 20, truyện Đạo Xước).Từ khi ngài Huệ Viễn đề xướng pháp môn niệm Phật thì xâu chuỗi trở thành pháp khí bất ly thân của hành giả tu hành theo tông Tịnh Độ.
Chuỗi hạt của Phật giáo có nhiều loại, số hạt khác nhau. Kinh "Mộc Hoạn Tử" khuyên làm chuỗi 108 hạt. Kinh "Đà La Ni Tập" quyển 2, phẩm "Tác Châu Pháp Tuóng" (Đại tạng kinh, tập 18) nêu ra 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt và 21 hạt. Kinh "Văn Thù Nghi Quỹ" phẩm "Sổ Châu Nghi Tắc" cho rằng: chuỗi bậc Thượng 108 hạt, bậc Trung 54 hạt, bậc Hạ 27 hạt, chuỗi Tối thượng là 1.080 hạt. Theo các kinh vừa kể, số lượng của các hạt trong xâu chuỗi hàm chứa một ý nghĩa nhất định. Xâu chuỗi 108 hạt biểu thị cho việc cầu chứng 108 pháp môn đoạn trừ 108 phiền não. Chuỗi 54 hạt biểu thị cho 54 cấp vị tu hành của hàng Bồ tát. Chuỗi 42 hạt biểu thị cho 42 cấp vị tu hành của hàng Đại thừa Bồ tát. Chuỗi 21 hạt biểu thị cho Thập địa, Thập ba la mật và quả vị Phật. Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 pháp Vô uý của Bồ tát Quán Thế Âm. Tuy nhiên thường có 2 loại chuỗi được sử dụng trong giới Tăng ni và Phật tử là loại chuỗi 108 hạt, và chuỗi 18 hạt. Cũng như chuỗi hạt TCG, chuỗi hạt của PG cũng được làm bằng các chất liệu gỗ, đá, hạt Bồ đề, ngọc, hay kim loại...
Lần chuỗi hạt trong tôn giáo, đôi khi tôi nghĩ, cũng tương tự như người vẽ tranh, tạc tượng, xếp giấy Origami (hay như tôi ngồi tỉ mỉ làm mấy con vật nho nhỏ bằng cách cuốn những sợi giấy), hoặc cắm hoa... đem lại cho chúng ta sự chuyên tâm, và bình an trong tâm hồn...    
                       

Tham khảo:
- Phật pháp bách vấn (tập 1) - Huyền Ngu - Quảng Tánh biên soạn, NXB Tôn giáo ấn hành 2006.
 
--> Read more..

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Kinh Bát Nhã.


Ảnh Internet.

Có lẽ bất cứ ai biết
về Phật giáo cũng đều nghe nói đến kinh Bát Nhã, còn được gọi là Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh (Phạn ngữ Prajnaparamitahridaya), hay Bát Nhã tâm kinh, hoặc Tâm kinh. Đó là một kinh ngắn nhất trong các thể loại kinh của Phật giáo Đại thừa (có khoảng độ 260 từ), là một kinh tinh yếu của bộ Bát Nhã kinh, chữ Phạn PRAJNÀRAMITA - SUTRA, là để gọi chung cho toàn bộ hệ thống kinh Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa, gồm khoảng 40 bộ (600 quyển). Kinh Bát Nhã xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ thứ nhất công nguyên khi Phật giáo Đại thừa mới hình thành, vào thời kỳ đầu khi Phật giáo mới truyền vào  Trung Hoa các loại kinh Bát Nhã cũng theo đó được truyền vào.
Bát Nhã kinh được truyền vào Trung Hoa sớm nhất là bộ "Đạo hành Bát Nhã kinh", do ngài Chi Lâu Già Sám dịch vào thời kỳ Đông Hán. Bộ kinh "Đại bát Nhã ba la mật kinh" do ngài Huyền Trang đời Đường dịch gồm 600 quyển, được biên tập chỉnh lý các thể Bát Nhã, đó là một bộ Đại tùng thư tập hợp tất cả các loại kinh điển Bát Nhã.
Tư tưởng chủ yếu của kinh Bát Nhã, là tuyên dương "Tánh không giả hữu" của chư pháp, tức tất cả sự vật hiện tượng của thế gian, đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, không có tự tánh thật tại, được gọi là "Tánh không". Nhưng Tánh không không phải là hư vô, hiện tượng của hư giả (giả hữu) vẫn tồn tại. Tánh không và Giả hữu là hai phương diện của cùng một sự vật. Chỉ có thể thông qua Trí huệ (Bát Nhã) để quán sát sự vật, mới có thể triệt để phủ định nhận thức của thế tục, nắm được chân lý, đạt đến cảnh giới giác ngộ. Các tông phái Phật giáo Đại thừa chịu ảnh hưởng rất nhiều của kinh Bát Nhã, "Kim Cang Bát Nhã kinh" trở thành nguồn gốc tư tưởng của Thiền tông. Từ đó có thể thấy kinh Bát Nhã có địa vị quan trọng trong lịch sử Phật giáo Đại thừa.

Bản phiên âm Hán - Việt của Bát Nhã tâm kinh:
Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời , chiếu kiến ngũ-uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách .
"Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị ".
Xá-Lợi-Tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức.
Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý ; vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; vô nhãn giới ,nãi chí vô ý thức giới.
Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật--đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú . Tức thuyết chú viết:
'" Yết-đế , yết-đế , Ba-la yết-đế . Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha ".

Bản dịch Việt đầy đủ:

Như vầy một lần tôi nghe:
Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng[2] đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?".
Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trị huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.
Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.
Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.
Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú , là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:
tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)
Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."
Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!"
Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"
Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.
- Bát Nhã (Phạn: Prajnà, Pali: Prana): trí huệ.
- Ba la mật đa (Phạn: Pàramì, Pali: Pàramitàs): đáo bỉ ngạn, vượt qua bờ bên này để đến bờ bên kia.
- Xá lợi phất (Phạn: Sàriputta): đệ tử lớn của Phật, có trí tuệ hơn người.


Tham khảo:
- Từ điển Phật học, Nguyên Hảo, nhà xuất bản Về Nguồn Canada xuất bản năm 1999.
- Lịch sử Phật giáo, Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, nhà xuất bản Tôn giáo tái bản lần thứ nhất 2011.
- Từ điển mở Wikipedia.
--> Read more..

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Phép đạo.

                                                                                          Ảnh Internet.


Trong một entry trước, anh bạn Toro có nói tôi viết về những phép đạo bên Thiên chúa giáo (TCG), như phép rửa tội, thánh thể... Để thay đổi không khí (từ đạo này nhảy sang đạo nọ), tôi cũng xin chép lên đây vài dòng về những phép đạo TCG, mà tôi được biết, và hiểu theo suy nghĩ của mình.
Như các bạn đã biết bản thân tôi cũng đã được nhận vài phép đạo từ nhỏ, nhưng lớn lên lại... giở chứng, tìm hiểu đủ thứ đạo để rồi chẳng biết mình đang theo đạo nào, nhưng thôi, như mọi người hay nói, đạo nào cũng là đạo, sống sao "Cho ra cái giống người" được đã là tốt lắm rồi...
Cũng giống như các tôn giáo khác, kinh sách là cái cơ bản. TCG có 2 bộ kinh thánh là Cựu ước và Tân Ước, Cựu ước chủ yếu nói về thuở khai thiên lập địa, giải thích nguồn gốc vũ trụ, loài người, và những gì xảy ra trước thời chúa Jesus ra đời. Tân ước,  chủ yếu nói về cuộc đời của chúa Jesus, cho đến khi ngài bị đóng đinh..., và một số những bài kinh ngắn để đọc trong những buổi hành lễ của cha đạo. Điều này khác với hệ thống kinh sách bên đạo Phật, là có rất nhiều quyển kinh, ghi chép lại lời dạy của đức Phật. TCG có "10 điều răn của Chúa", điều này chắc cũng giống như "14 điều răn của Phật" bên Phật giáo vậy, hay là "tam tòng, tứ đức" bên đạo Nho, đại khái dạy con người ăn ở hiền lành, trên kính dưới nhường, có đạo đức... Ngoài 10 điều răn, TCG còn có 7 phép bí tích đối với con chiên, 7 phép bí tích đó là:
- Phép rửa tội - Thêm sức - Mình thánh chúa (Thánh thể) - Giải tội (Hoà giải) - Xức dầu thánh - Truyền chức thánh - Hôn phối. Tôi sẽ nói sơ về 7 phép bí tích này.
- Phép rửa tội: người TCG tin rằng khi mới sinh ra con người đã có tội, đó là tội Tổ tông, có tính cách "cha truyền con nối", từ thời mói khai thiên lập địa, tội này do Adam và Eve phạm, khi dám cãi chúa trời xơi trái cấm. Cho nên khi mới sinh ra được ít ngày, đứa bé đã được cha mẹ mang đến nhà thờ nhờ vị linh mục làm phép rửa tội, để xoá đi cái tội tổ tông ấy, dịp này đứa bé được đặt cho một tên thánh, con trai thường là Yuse, Phêrô (Peter, Pière), Phaolô (Paul)... Con gái thường là Maria, Rosa, Rosetta..., tên thánh thường theo tên thánh của người đỡ đầu (cha, mẹ đỡ đầu) là những người thân trong gia đình, hay bạn bè...
- Phép thêm sức: là phép để thêm sức mạnh (tinh thần) cho con chiên, thường được làm với những đứa trẻ sắp học xong cấp 1.
- Phép mình thánh chúa (Thánh thể): phép này thường được gọi là "Rước (hay chịu) lễ lần đầu", người đã chịu phép này mới được phép nhận bánh thánh trong các buổi làm lễ của linh mục, bánh này tượng trưng cho "mình và máu" của chúa Jesus đã phải đổ ra vì loài người trên cây thập tự. Thường trẻ con học tiểu học, biết đọc biết viết ngon lành, học thuộc kinh thánh sẽ được nhận phép mình thánh chúa, dĩ nhiên sẽ phải qua "thi khảo" đàng hoàng.
- Phép giải tội (Hoà giải): như đã nói, con người luôn luôn có khuynh hướng phạm tội, từ thời xưa Adam, Eve lận, đến thời nay cũng thế (có khi còn phạm nhiều tội hơn), nên thỉnh thoảng cần phải được giải (tha) tội, muốn được tha tội thì phải đến gặp vị linh mục kể hết tội lỗi của mình đã phạm ra và xin được tha thứ (tôi nhớ trong phim "Những người khốn khổ" của Victor Hugo cũng có cảnh Jean Van Jean đến gặp cha đạo xưng tội), sau khi được tha tội con chiên mới được nhận mình thánh chúa (phép thánh thể), và thời tôi còn nhỏ có quy định, ít nhất một năm con chiên phải đến gặp linh mục thú tội một lần, không hiểu điều này có giống như thỉnh thoảng làm bản tự kiểm...?
- Phép xức dầu thánh: phép này làm khi sắp chết, do vị linh mục làm, dĩ nhiên thường là một đời người chỉ làm một lần, nhưng có những trường hợp làm 2, 3 lần, vì có những người đau lâu ốm dài, mấy lần tưởng chết, người nhà phải mời linh mục...
- Phép truyền chức thánh: phép này chỉ làm đối với những người phát tâm tu hành, làm Linh mục (nam), hay Sơ (nữ), trước khi được thụ phong linh mục, hay chính thức làm Sơ sẽ được nhận phép, trong một bài hát, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết câu "Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi giữa khung trời kia", chính là để nói về "lời khấn trọn đời" của
ma soeur khi đã quyết tâm theo con đường của Chúa.
- Phép hôn phối: là phép đạo khi 2 người nam, nữ quyết định sống chung, cũng do linh mục làm cho 2 người, bên đạo Thiên chúa buộc muốn được làm phép này cả 2 phải có đạo, thường người TCG rất giữ đạo, lập gia đình với nguòi khác đạo người kia phải học phép đạo để trở thành người TCG, mới được làm phép hôn phối.
Đấy là 7 phép cơ bản của TCG, bản thân tôi đã chịu được 3, khi còn nhỏ, đó là các phép rửa tội, thêm sức, thánh thể, đến khi lớn có ý thức, và đã tự quyết, thì tôi không chịu thêm phép nào nữa, kể cả phép hôn phối...
Phép đạo giữ được cũng tốt, bằng không ráng sao sống cho hiền hoà, thế là được phải không các bạn...?
--> Read more..

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nhà sư đầu tiên của Trung Hoa đi Tây phương cầu Pháp.


Ảnh Internet.

Trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa có rất nhiều vị cao tăng đi Tây phương cầu Pháp, mang về nhiều bộ kinh có giá trị, phát triển cho Phật giáo sau này. Một trong những nhà sư nổi tiếng nhất là nhà sư Huyền Trang, vốn họ Trần sống vào đời nhà Đường*, nên còn được gọi là Đường Tăng, ngài khởi hành vào năm 629 và dưới ngòi bút tài hoa của Ngô Thừa Ân tên tuổi của ngài đã đi vào văn học sử. Nhưng Huyền Trang không phải là nhà sư đầu tiên của Trung Hoa đến Tây phương cầu Pháp, lịch sử Trung Hoa cho biết vị tăng nhân đầu tiên tiến bước trên con đường gian nan để hướng về Tây phương cầu Pháp, chính là Chu Sĩ Hành thời kỳ Tào Nguỵ** vào năm 260, trước Huyền Trang 369 năm.
Chu Sĩ Hành là người Vĩnh Châu thời Tào Nguỵ, ông xuất gia từ bé, lúc đó giới luật Phật giáo chỉ mới được truyền vào đất Hán, và ông thuộc lớp sa môn đầu tiên xuất gia thọ giới. Trước Chu Sĩ Hành cũng có những người được gọi là xuất gia, nhưng do chưa có giới luật nên chỉ là cắt tóc để phân biệt với người thế tục, nhưng vẫn chưa được truyền thọ theo giới luật, đối với Chu Sĩ Hành đã thọ trì theo giới luật, tuy vào thời ông giới luật Phật giáo vẫn chưa hoàn chỉnh, người đời sau vẫn xem ông như người Hán đầu tiên xuất gia.
Ở vào thời ông xuất gia kinh sách Phật giáo chỉ do một số tăng nhân từ Tây Vực và Ấn Độ mang vào Trung Hoa truyền bá, họ chỉ mang theo một ít quyển kinh. Ở vào thời kỳ đầu này việc dịch kinh sách từ chữ Phạn (Sanscrit) sang chữ Hán cũng chưa được hoàn chỉnh, và cũng do khác biệt giữa hai nền văn hoá, nên việc dịch sai, thiếu sót, khiến người theo học đạo cảm thấy khó hiểu... Thời gian Chu Sĩ Hành ở Lạc Dương nghiên cứu và giảng giải "Đạo hành Bát Nhã kinh", ông thường than rằng một bộ kinh điển quan trọng như vậy của Phật giáo Đại thừa lại được dịch không hết ý, khiến người ta không sao hiểu được ý nghĩa của kinh văn, từ đó ông phát nguyện phải Tây hành cầu Pháp, tìm cho được bản gốc của kinh Bát Nhã.

Năm thứ 5 niên hiệu Cam Lộ thời Tào Nguỵ**

(Năm 260), Chu Sĩ Hành rời Trường An đi về hướng Tây, lặn lội qua bao hiểm nguy gian khổ cuối cùng đến được Vu Điền (Tân Cương bây giờ, giáp với miền Bắc Ấn Độ). Lúc đó Vu Điền là nơi tập trung của Phật giáo Đại thừa, cất giữ rất nhiều kinh điển Phật giáo Đại thừa. Quyển "Quang tán Bát Nhã kinh" do Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch là bản Phạn văn do nhà sư Vu Điền Chỉ Đa La mang đến từ Vu Điền. Chu Sĩ Hành ở Vu Điền có được bản "Phạn văn Hồ bản" của "Phóng quang Bát Nhã kinh", gồm 90 chương, hơn 60 vạn câu. Lúc ấy ở nước Vu Điền Phật giáo Tiểu thừa vẫn còn có thế lực, giáo đồ Tiểu thừa cản trở việc truyền bá kinh điển Đại thừa. Do đó Chu Sĩ Hành chưa thể mang kinh quay về được, mãi đến năm thứ 3 niên hiệu Thái Khang đời Tấn (năm 282), cách thời gian ông ra đi đã hơn hai mươi năm, đệ tử của ông là Phất Như Đàn (Pháp Nhiêu) mới đem bản Hồ kinh đến Lạc Dương. Thêm 10 năm đến niên hiệu Nguyên Khang nguyên niên (năm 292) mới được sa môn Vu Điền là Vô Xoa La và cư sĩ Trúc Thúc Lan dịch sang chữ Hán.
Bản thân Chu Sĩ Hành mất ở Vu Điền lúc hơn 80 tuổi, ông đã thực hiện được lời nguyện vì Pháp quên thân.

*
Nhà Đường (618 - 907), triều đại nhà Đường bị chia cắt bởi thời kỳ nhà Võ Chu (690 - 705), khi Thái hậu Võ Tắc Thiên chiếm giữ ngôi báu.
**
Tào ngụỵ  (220 - 265), là một trong 3 nước thời Tam quốc, kinh đô ở Lạc Dương, do con của Tào Tháo là Tào Phi thiết lập.

Tham khảo:
- Lịch sử Phật giáo, Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2011.

--> Read more..